Cẩn thận: Sốt xuất huyết tăng hàng ngày

© AP Photo / Felipe DanaSốt Zika - một bệnh truyền nhiễm cấp tính của khỉ đôi khi được truyền sang người do muỗi và có đặc trưng của bệnh sốt lành tính.
Sốt Zika - một bệnh truyền nhiễm cấp tính của khỉ đôi khi được truyền sang người do muỗi và có đặc trưng của bệnh sốt lành tính.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong một tháng gần đây, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhanh. Hà Nội ghi nhận khoảng 1.200 ca mắc sốt xuất huyết - không có trường hợp tử vong, Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, nói vào ngày 17 tháng 7, theo tờ SGGP.

Trong sáu tháng đầu năm 2019, số người mắc sốt xuất huyết cả nước đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại hầu hết các tỉnh thành và có nhiều dấu hiệu cho thấy nếu không tích cực phòng chống dịch thật sớm, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ gia tăng mạnh, vượt số mắc trung bình hằng năm là khoảng 100.000 ca/năm.

© AP Photo / Moises CastilloVirus Zika
Cẩn thận: Sốt xuất huyết tăng hàng ngày - Sputnik Việt Nam
Virus Zika

Trước tình hình dịch gia tăng, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhận định, Hà Nội sẽ tiếp tục gặp phải nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh SXH nói riêng. Bởi lý do dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành có xu hướng gia tăng trên quy mô cả nước do biến đổi khí hậu, di biến động dân cư, tình trạng đô thị hóa. Trong khi Hà Nội lại là địa phương có mật độ dân số cao, môi trường ở nhiều nơi còn ô nhiễm. Cùng với đó, diễn biến thời tiết nắng nóng, sau đó mưa nhiều hiện nay là điều kiện lý tưởng cho muỗi truyền SXH phát triển.

Trước đó ngày 8 tháng 7, theo thông tin từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh, mùa dịch sốt xuất huyết đã thực sự vào mùa và bắt đầu tăng nhanh với 4.768 ca mắc sốt xuất huyết trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng 176% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 5 trường hợp tử vong gồm 3 người lớn, 2 thiếu niên.

Bác sỹ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh cho biết, tương tự các mùa dịch năm trước, bắt đầu từ tháng 6, khi những cơn mưa dày đặc hơn, dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực miền Nam nói chung bắt đầu gia tăng nhanh. Chỉ tính riêng tháng 6/2019, Thành phố đã ghi nhận 2.329 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1.384 ca nội trú và 945 ca ngoại trú.

bệnh viện - Sputnik Việt Nam
Sốt xuất huyết tăng hơn 7 lần, Đắk Lắk căng mình dập dịch

Tình hình dịch ở các nước xung quanh thế nào hay dịch chỉ mạnh ở VN?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch đang gia tăng ở các nước Châu Mỹ la tinh và Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt các nước xung quanh Việt Nam như Philipines, số mắc sốt xuất huyết đã tăng 2 lần so với cùng kỳ, với gần 100.000 trường hợp mắc, gần 400 trường hợp tử vong.

Malaysia với hơn 60.000 trường hợp mắc, gần 100 trường hợp tử vong. Lào, Campuchia, Trung Quốc, Úc cũng đang gia tăng mạnh và chưa có xu hướng dừng lại. Tình trạng trên được cho là do hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên lên toàn cầu, làm cho vector truyền bệnh sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó chúng ta không chỉ đề phòng với bệnh sốt xuất huyết, mà còn cần đề phòng sự bùng phát của các bệnh do côn trùng truyền bệnh khác.

Ngoài ra, cách đây không lâu Philippines đã đình chỉ việc bán và phân phối vắc-xin đã được đăng ký đầu tiên chống sốt xuất huyết do những phản ứng phụ tiêu cực, tuyên bố của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết.

Nhà sản xuất Sanofi của Pháp đã công bố một cảnh báo với thông tin mới về vắc-xin này, trong đó lưu ý rằng kết quả của nghiên cứu sản phẩm cho thấy nguy cơ tiềm ẩn cho những bệnh nhân không bị ốm trước khi tiêm chủng.

Công tác diệt muỗi chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Dịch sốt xuất huyết chưa qua, nỗi lo tay chân miệng lại đến

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 35% năm 1999 lên đến 60% năm 2017. Theo các bác sĩ chuyên ngành, đây là điều rất đáng lo ngại vì người lớn bị sốt xuất huyết dễ tử vong hơn trẻ em.

Sốt xuất huyết có triệu chứng sau: đau đầu, đau mình, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), sau đó xuất hiện xuất huyết từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала