Trump một lần nữa muốn trở thành người hòa giải, nhưng lại rơi vào mớ hỗn độn

© REUTERS / Leah MillisThủ tướng Pakistan Imran Khan và Donald Trump
Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây trong cuộc đón tiếp Thủ tướng Pakistan Imran Khan tại Nhà Trắng, Donald Trump đã đề nghị giúp đỡ trong việc giải quyết tranh chấp Kashmir giữa Pakistan và Ấn Độ, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Dường như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu ông làm điều này trong cuộc họp song phương tại hội nghị thượng đỉnh G-20, được tổ chức tại Nhật Bản vào tháng trước.

Tranh chấp về vấn đề gì?

Tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan về Kashmir có một lịch sử lâu dài. Năm 1947, khi hai quốc gia độc lập được thành lập từ một thuộc địa của Anh quốc-  nước Ấn Độ với đạo Hindu và Pakistan Hồi giáo, thì chính quyền Kashmir, nơi phần lớn dân chúng theo đạo Hồi, tuyên bố muốn sáp nhập Kashmir vào Ấn Độ. Người Hồi giáo Pakistan không thích điều đó - một cuộc chiến thực sự bắt đầu, và kết thúc được cũng là do những nỗ lực của Liên Hợp Quốc. Theo nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hai bên phải ngăn chặn đổ máu và quyết định số phận Kashmir bằng cách tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên cuộc trưng cầu đã không được tiến hành cho đến tận ngày nay, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc hiện diện trên đường ranh giới ngừng bắn giữa hai nước kể từ năm 1949, tuy nhiên đã không ngăn được Ấn Độ và Pakistan hai lần đối mặt trong cuộc chiến tranh thực sự và hàng chục lần trong các cuộc đụng độ nhỏ hơn có sử dụng máy bay và pháo binh. Lần cuối cùng một cuộc đụng độ khiến cả thế giới sợ hãi diễn ra hồi tháng Hai, khi cả hai quốc gia đều bị mất mỗi nước một máy bay chiến đấu trong trận không chiến.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Liệu tân nội các Ấn Độ có thay đổi chính sách đối ngoại?

Delhi và Islamabad muốn gì?

Imran Khan, nghe lời đề nghị của Donald Trump, nếu tin theo các phương tiện truyền thông, đã thốt lên: “Hơn một tỷ người sẽ cầu nguyện cho ngài nếu ngài đóng vai trò hòa giải và giải quyết được vấn đề này.” Một phản ứng khác, ngoài việc ủng hộ Mỹ làm trung gian, rất khó mong đợi từ giới lãnh đạo Pakistan. Trong nhiều năm, chính phủ Pakistan đã ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở Kashmir, tin tưởng đa số người Hồi giáo Kashmir sẽ bỏ phiếu cho sự gia nhập vào Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. Islamabad đang tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế cho lập trường của mình, hy vọng tìm được một người trung gian uy tín, có thể ảnh hưởng đến quan điểm của Delhi.

Còn lập trường của giới lãnh đạo Ấn Độ từ lâu đã dẫn đến thực tế tranh chấp về Kashmir là vấn đề song phương và không cần thu hút các lực lượng bên ngoài vào đó. Delhi tuyên bố sẵn sàng thảo luận về vấn đề Kashmir với Islamabad, nhưng với một điều kiện tiên quyết - chính phủ Pakistan phải ngừng hỗ trợ những kẻ khủng bố xâm nhập lãnh thổ Kashmir. Tuy nhiên, điều khó khăn là ở Pakistan, những chiến binh này thường không được coi là những kẻ khủng bố, mà là những người đấu tranh cho đức tin Hồi giáo.

Do đó thông tin Thủ tướng Ấn Độ đã kêu gọi ông Trump làm trung gian để giải quyết vấn đề Kashmir ngay lập tức bị chính phủ nước này bác bỏ. Ông Raveesh Kumar, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, tuyên bố "không có yêu cầu nào như vậy từ Thủ tướng Ấn Độ được gửi tới Tổng thống Mỹ".

Các người lính Ấn Độ và Pakistan - Sputnik Việt Nam
Liệu có khả năng xảy ra chiến tranh Ấn Độ-Pakistan?

Trump muốn đạt được điều gì?

Một số người ngưỡng mộ Trump, có thể trả lời câu hỏi này: Tổng thống Mỹ, nhận thức được trách nhiệm của đất nước mình với vận mệnh thế giới, lo ngại về sự đổ máu không ngừng ở Kashmir, muốn hòa bình và yên ổn hiện diện ở phần đất này. Nhưng một câu trả lời như vậy còn xa với sự thật. Theo ông Shashi Tharoor, một trong những chính trị gia hàng đầu của đảng Quốc hội Ấn Độ, Donald Trump hầu như không hiểu vấn đề này. Do đó nhiều chuyên gia Ấn Độ tin rằng Trump đã “chơi xấu” Thủ tướng Ấn Độ để trả đũa cho thái độ tích cực của ông với Nga và Iran.

Nhưng chúng ta đừng đánh giá thấp một khía cạnh như vậy trong tính cách Trump - tham vọng. Ông muốn đi vào lịch sử với tư cách là tổng thống của hòa bình và nhận giải thưởng Nobel Hòa bình - ông đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, mời các nước ASEAN làm trung gian giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Và thực tế là gì? Fiasco (thất bại hoàn toàn)! Những người đứng đầu nhà nước và chính phủ  Đông Nam Á, cũng như chính phủ Ấn Độ, từ chối thiện chí hòa giải của Trump. Họ không muốn Washington can thiệp trực tiếp vào các vấn đề của họ. Vâng, và Kim Jong-un không hài lòng lắm với cách cư xử của Trump, mặc dù ông đã gặp Tổng thống Hoa Kỳ. Trump đòi hỏi rất nhiều từ Bình Nhưỡng, nhưng hứa hẹn rất ít để đáp lại. Liệu một nhà đàm phán như vậy có thể thành công?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала