«Một bộ cảm biến sinh học dòng chảy liên tục phân tích mồ hôi, ghi nhận ngay lập tức sự thay đổi lượng đường trong máu, cho phép có thể theo dõi bệnh tiểu đường. Tiếp tụcnghiên cứu theo hướng này chắc chắn sẽ dẫn đến cải thiện chất lượng cuộc sống của hàng trăm triệu người ", Karjakin, giáo sư Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva cho biết.
Theo thống kê, ngày nay trên thế giới có khoảng 340 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Hầu hết trong số đó bị buộc phải chích hai hoặc thậm chí 5-6 mũi tiêm insulin mỗi ngày để ổn định lượng đường trong máu.
Mặc dù có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể, nhưng insulin là một loại hormone khá nguy hiểm, vì dùng quá liều có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường hoặc thậm chí làm tử vong do hạ đường huyết, làm giảm mạnh tỷ lệ đường trong máu. Vì lý do này, bệnh nhân cần phải liên tục theo dõi lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết.