Tài liệu xác định cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ với bất kỳ nhân vật nào liên quan đến «bán, cho thuê, cung cấp hoặc hỗ trợ trong việc cung cấp» tàu bè để lắp đặt các đường ống ngoài khơi của Nga ở độ sâu 30 mét trở lên, cũng như đóng băng những tài sản của họ đang nằm dưới quyền tài phán của Hoa Kỳ.
Theo thủ tục, sau đó dự luật phải thông qua Thượng viện, tiếp đến là cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện và sau đó sẽ được đệ trình lên xin chữ ký Tổng thống.
Ai sẽ thực sự bị tổn thương vì các biện pháp trừng phạt?
Việc bỏ phiếu cần diễn ra tuần trước, nhưng Thượng nghị sĩ Rand Paul đã gửi thông điệp, trong đó ông đã lưu ý các đồng nghiệp trong Uỷ ban rằng sáng kiến này sẽ giáng đòn không phải vào Nga, mà là vào các đối tác của Hoa Kỳ ở châu Âu. Cụ thể, chuyện ở đây nói về công ty Allseas của Thụy Sĩ, lắp đặt gần như toàn bộ khu vực biển, cũng như công ty Saipem của Italy.
Ngoài ra, các công ty từ Áo, Đức, Hà Lan, Pháp, Phần Lan và Thụy Điển cũng có thể rơi vào diện bị trừng phạt, - thượng nghị sĩ Paul cảnh báo.
Tại Thượng viện Hoa Kỳ còn có một dự luật khác, đã được Hạ viện thông qua. Dự luật này là sáng kiến của nhóm nghị sĩ đứng đầu là thành viên đảng Cộng hòa Adam Kinzinger lãnh đạo. Tài liệu này không chỉ gồm «Dòng chảy phương Bắc – 2» mà đề cập đến cả «Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ».
«Dòng chảy phương Bắc – 2»
Trước đó Bộ trưởng Kinh tế trong cuộc phỏng vấn của báo Bild, Đức Peter Altmayer đã cho biết lý do tại sao Đức cần đến “Dòng chảy phương Bắc -2”. Theo ông, dự án của Nga sẽ không khiến Berlin phụ thuộc vào Matxcơva mà chỉ mang lại lợi ích kinh tế. Bộ trưởng Đức còn tuyên bố, ông sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo là Nga duy trì việc vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraina.
Dự án "Dòng chảy Phương Bắc-2" dự kiến đặt hai đường dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga thông qua Biển Baltic đến Đức. Nó cũng sẽ đi qua các vùng lãnh thổ hoặc khu đặc quyền kinh tế của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.