Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra đề nghị giúp đỡ trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Nga cảm ơn "vì thái độ chu đáo như vậy" và nói rằng Nga sẽ "sử dụng" đề xuất này nếu cần thiết. Bộ Ngoại giao Nga coi đề xuất của Trump là một bước tiến triển đối với việc khôi phục đối thoại.
"Chúng tôi cảm ơn các đồng nghiệp Mỹ đã đề nghị giúp chống cháy rừng. Đồng thời, cần lưu ý rằng một nhóm không quân hùng mạnh đã được thiết lập ở Siberia để đối phó với các vụ hỏa hoạn. Nhưng chúng tôi không loại trừ khả năng sẽ dùng đến đề xuất này", - bộ phận báo chí Bộ tình trạng khẩn cấp trích dẫn lời ông Soloviev.
Ông lưu ý rằng đề xuất cung cấp hỗ trợ là "thực tế trên thế giới", kể cả trong quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ.
"Ví dụ, vào năm 2000, 2003 và 2011, nhân viên cứu hộ Nga đã đề nghị giúp đỡ họ trong việc dập tắt các đám cháy ở New Mexico, và trong các năm 2005, 2015, 2016, 2017 và 2018 - trong việc dập tắt nạn cháy rừng ở California. Năm 2005, phía Mỹ đã chấp nhận sự giúp đỡ từ trong quá trình khắc phục hậu quả của cơn bão Katrina, bốn máy bay IL-76 đã được gửi đến bên kia bờ đại dương. Và vào năm 2012, hai chiếc IL-76 đã chở viện trợ cho người Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão Sandy", - Soloviev nói.
Cháy rừng ở Siberia
Khoảng một tuần trước, Siberia và các khu vực khác của Nga bị bao trùm trong màn khói với mùi cháy khét. Gió đông thổi đưa khói lan toả đến lãnh thổ Khakassia, vùng Altai, Kemerovo, Novosibirsk, Omsk và khu vực Tomsk từ phía quận Evensky thuộc vùng Krasnoyarsk.
Theo đánh giá của ông Dmitry Kobylkin Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhân cháy rừng có thể là giông bão khi trời khô hanh. Gần 3.000 người, hơn 350 thiết bị kỹ thuật và 28 máy bay tham gia việc dập tắt đám cháy.
Trước đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã chỉ thị cho các Thống đốc cần đích thân kiểm soát để xử lý tình huống với hỏa hoạn.