Trước đó, Ủy ban quốc tế của thượng viện quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua tài liệu đề xuất các biện pháp hạn chế đối với các công ty liên quan đến công trình xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc-2.
Thứ trưởng Duma Quốc gia Yury Shvytkin gọi lập trường của thượng nghị sĩ Mỹ là yếu tố cạnh tranh không lành mạnh.
Chính trị gia nói rằng ông biết các đại biểu Đức hỗ trợ xây dựng dự án Nga.
"Tôi nghĩ rằng bầu không khí được tạo ra bởi việc áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ có tác động tiêu cực đến chính Hoa Kỳ," ông kết luận.
Thượng nghị sĩ Vladimir Jabarov cho rằng Washington đang thực hiện các biện pháp vì “họ bất lực".
Đồng thời, ông bày tỏ niềm tin rằng đường ống sẽ hoạt động ngay cả khi Washington áp đặt các hạn chế.
Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin rằng Ủy ban các vấn đề quốc tế của Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu tán thành trừng phạt chống «Dòng chảy phương Bắc-2»
«Dòng chảy phương Bắc – 2»
Trong cuộc phỏng vấn của báo Bild, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmayer đã cho biết lý do tại sao Đức cần đến “Dòng chảy phương Bắc -2”. Theo ông, dự án của Nga sẽ không buộc Berlin phụ thuộc vào Matxcơva mà chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho Đức. Bộ trưởng Đức còn tuyên bố sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo việc Nga duy trì trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraina.
Dự án "Dòng chảy Phương Bắc-2" dự kiến đặt hai đường dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga qua Biển Baltic đến Đức. Đường ống cũng sẽ đi qua các vùng lãnh thổ hoặc khu đặc quyền kinh tế của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.