«Nếu nói về tác động của khí hậu, thì dĩ nhiên, có lượng lớn khí nhà kính - CO2 và khí mê-tan thải ra trong các vụ cháy rừng. Khí mê-tan cũng thoát ra trong các vụ cháy, bởi là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn. Nhìn rộng ra thì đám cháy ảnh hưởng không lớn đến khí hậu, vì dù sao chăng nữa đây là một hiện tượng thảm hoạ có tính khu vực. Không ảnh hưởng gì nhiều trên bình diện toàn cầu... Tất nhiên, khối lượng thải khí nhà kính là lớn, nhưng không vượt quá xa ngưỡng dự đoán khủng hoảng», - ông Kiselev nói.
Ông giải thích rằng ở cấp độ địa phương, sẽ thay đổi phản xạ của bề mặt Trái đất: thay vì nền rừng màu xanh lá cây, giờ đây, các tia mặt trời sẽ rọi thẳng xuống mặt đất đen thẫm, hấp thụ nhiệt và đốt nóng nhiều hơn.
Theo lời ông, rừng không phải lúc nào cũng là lá phổi của hành tinh và hấp thụ carbon dioxide. Đó là đặc điểm của cánh rừng non còn những khu rừng già, nơi có nhiều cây mục nát và lá khô thì trái lại, là nguồn CO2.
Cháy rừng ở Siberia
Theo dữ liệu mới nhất, diện tích cháy rừng ở LB Nga là khoảng 2,3 triệu hec-ta. Nhờ cố gắng tích cực đã dập tắt đám cháy trên diện tích 140.247 hec-ta.
Tuy nhiên, Viện Công tố khu vực Irkutsk đã xác minh những trường hợp xảy ra đám cháy rừng do chủ ý phi tang hành động khai thác gỗ trái phép.