Trên trang web chính thức của Thế vận hội 2020, bốn hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril của Nga, hiện đang tranh chấp với Nhật Bản, đã xuất hiện trên bản đồ Nhật trong phần hướng dẫn tuyến đường mà ngọn lửa Olympic đi qua.
“Nói chung, chúng tôi cho rằng những hành động như vậy là trái phép”, bà Zakharova tuyên bố.
Bà lưu ý rằng ngoài khía cạnh pháp lý, điều này còn khiến cho việc tạo ra bầu không khí giải quyết vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia trở nên phức tạp hơn.
"Những hành động này rõ ràng không có lợi cho việc tạo ra bối cảnh như vậy, tôi chắc chắn có thể nói rằng nó thậm chí có đầu độc bầu không khí đó. Tôi muốn hỏi tất cả những người thực hiện hành động đó, hoặc làm điều đó vì sự thiếu hiểu biết hoặc do thiếu thực tế lịch sử - họ sẽ được lợi ích gì từ việc này? Tôi có thể nói rằng, điều đó chắc chắn không có lợi cho mối quan hệ song phương, đối với tôi, việc này thậm chí còn không có lợi cho chính Tokyo”, - bà Zakharova nói.
Tranh chấp quần đảo Kuril
Nhật Bản tuyên bố tham vọng chủ quyền với đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, viện dẫn Thoả ước song phương về thương mại và biên giới năm 1855. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký Tuyên bố chung, trong đó Matxcơva đồng ý xem xét khả năng chuyển giao Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký kết Hiệp ước hòa bình, còn số phận của Kunashir và Iturup không bàn tới.
Những cuộc đàm phán kế tiếp sau đó đã không thu được kết quả gì, Hiệp ước hòa bình về kết thúc Thế chiến II vẫn chưa được ký kết. Lập trường của Matxcơva là quần đảo Nam Kuril đã thuộc thành phần Liên bang Xô-viết theo kết quả Thế chiến II và tương ứng với quy định của pháp lý quốc tế, chủ quyền của Nga đối với quần đảo này là không thể nghi ngờ.
Tại Singapore ngày 14 tháng 11 năm 2018 đã diễn ra cuộc gặp của lãnh đạo Nga và Nhật Bản, các ông Vladimir Putin và Shinzo Abe. Theo kết quả cuộc hội kiến, Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố rằng các bên đã đồng ý sẽ đẩy nhanh tiến trình đàm phán về ký Hiệp ước hòa bình trên cơ sở Tuyên bố chung năm 1956.