Theo đó, họ đã bình luận về tuyên bố của đại biểu Quốc hội Pháp, ông Francis Verkamera, người kêu gọi làm rõ biện pháp mà chính phủ Pháp sẵn sàng thực hiện để "giải quyết rốt ráo" vấn đề nợ của Nga thời Nga hoàng.
Theo ông Sergei Fedorov, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Khoa học Châu Âu của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, những nỗ lực để “lấy được tiền” không chỉ là không có triển vọng về mặt pháp lý, mà còn là phi đạo đức.
"Những người lính Nga, bao gồm cả những người đã chiến đấu trong lực lượng viễn chinh Nga ở Pháp, đã trả bằng máu của họ trong Thế chiến thứ nhất để giành chiến thắng trong tương lai. Trong cuộc chiến đó có cả Cộng hòa Pháp và những đồng minh khác", ông nói với Sputnik.
Khoản nợ của chính phủ Đế quốc Nga
Năm 1867, các công ty đường sắt Nga bắt đầu phát hành trái phiếu chính phủ được bảo đảm bằng vàng, trong đó các nhà đầu tư Pháp đầu tư khoảng 15 tỷ franc (53 tỷ euro). Một số chủ đầu tư đã kiếm được lợi nhuận, trong khi phần còn lại không còn lại gì. Kể từ năm 1918, lãnh tụ Vladimir Lenin đã ký sắc lệnh về việc từ chối trả các khoản nợ của chính phủ Nga hoàng.
Năm 1997, Moskva đã ký kết thỏa thuận với Paris, trong đó tuyên bố rằng Nga đã trả hết nợ cho đế chế này. Ngày nay, khoảng 400 nghìn người kế thừa của những nhà đầu tư tương tự vẫn khăng khăng lên tiếng về khoản tiền đó.