Việc Ấn Độ quyết định xóa bỏ tình trạng đặc biệt của Jammu và Kashmir, có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang với Pakistan. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ của Đại học Sư phạm Tây Trung Quốc Long Xingchun nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Cả Trung Quốc và Pakistan đều coi một số khu vực của bang Jammu và Kashmir là lãnh thổ của mình. Điều này, rất có thể, liên quan đến các kế hoạch của Ngoại trưởng Pakistan, Shah Mehmud Qureshi, theo đó "sẽ sớm tổ chức các cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc." theo truyền thông Pakistan công bố vào thứ Tư, ngày 7 tháng 8, bởi vì Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Pakistan.
Bộ trưởng sẽ thảo luận tại Bắc Kinh về hậu quả của việc chính quyền Ấn Độ tước quyền tự trị của bang Jammu và Kashmir, chuyển sang dưới sự kiểm soát trực tiếp của New Delhi. Vì vùng lãnh thổ này, Ấn Độ và Pakistan đã bị lôi kéo vào hai cuộc chiến tranh.
Do đó Pakistan tuyên bố trục xuất đại sứ Ấn Độ Ajay Bisaria, và đình chỉ thương mại với Ấn Độ, vốn đã không đáng kể do căng thẳng trong quan hệ song phương. Đồng thời, đại sứ mới được bổ nhiệm của Pakistan, ông Moin-ul-Haq, sẽ không đến nhận nhiệm sở tại New Delhi.
Trong khi đó, Srinagar - trung tâm hành chính của Jammu và Kashmir đã trở thành một khu vực căng thẳng gia tăng. Dân chúng trốn trong nhà, đường phố do quân đội kiểm soát. Các kênh truyền thông bị chặn hoàn toàn. Do đó đám đông thanh niên ném đá vào binh lính, đụng độ với cảnh sát sử dụng hơi cay, và đã ghi nhận vài chục người bị thương.
Chính quyền Ấn Độ có ý định làm loãng phần Hồi giáo của dân số Kashmir bằng người theo đạo Hindu, và do đó tăng cường kiểm soát phần lãnh thổ này. Chuyên gia Long Xingchun đã trả lời câu hỏi tại sao ở Ấn Độ lại thay đổi tình trạng của vùng lãnh thổ đang tranh chấp lúc này, dù họ không thể lường trước được phản ứng gay gắt của Pakistan đối với quyết định này:
«Chủ nghĩa dân tộc rất mạnh ở Ấn Độ, Đảng Dân tộc Ấn Độ của Thủ tướng Narendra Modi cũng tuân thủ cùng một hệ tư tưởng. Ấn Độ luôn tin rằng Kashmir là một lãnh thổ không thể chia cắt. Hiến pháp Ấn Độ bảo vệ lợi ích của người dân Kashmir, nhưng tại đó lại chủ yếu bao gồm những người Hồi giáo thân Pakistan. Đây là kết quả của việc Anh quốc phân chia thuộc địa giữa Ấn Độ và Pakistan. Các hành động của Ấn Độ chủ yếu nhằm tăng cường kiểm soát khu vực này bằng cách thay đổi thành phần dân số của Kashmir ở vùng họ đang kiểm soát. Dân số khu vực này cần phải tăng lên cùng với người Ấn giáo, kết quả sẽ làm loãng dân số Hồi giáo. Theo luật hiện hành, họ bị cấm di chuyển tới nơi khác. Đây là một vấn đề quan trọng đối với Ấn Độ ngày nay, các vấn đề nội bộ được ưu tiên hơn các vấn đề đối ngoại, do đó bước đi này đã được thực hiện».
Theo sắc lệnh của Narendra Modi, tiểu bang có quyền tự trị đặc biệt này sẽ được chia thành lãnh thổ đồng minh — Jammu, Kashmir và Ladakh. Trong khi đó, một phần lãnh thổ Ladakh, Trung Quốc lại coi là của mình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying nói về vấn đề này tuyên bố phản đối việc đưa lãnh thổ Trung Quốc vào khu vực phía tây của biên giới Trung-Ấn, vào trong khu vực tài phán của Ấn Độ. Đây là quan điểm bất biến của Trung Quốc. Theo nhà ngoại giao, Ấn Độ tiếp tục làm suy yếu chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc thông qua thay đổi đơn phương trong luật pháp quốc gia. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cách tiếp cận này là không thể chấp nhận được.
Ấn Độ cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với Trung Quốc và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước này, Long Xingchun nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik:
«Trong khi đó, theo tôi, tác động trực tiếp đến quan hệ Trung-Ấn sẽ không lớn. Theo truyền thống, Trung Quốc tuân thủ lập trường Ladakh là một phần lãnh thổ của mình, nhưng chưa có ranh giới chính thức nào, hai bên vẫn đang đàm phán. Rõ ràng là Ấn Độ đã thực hiện một bước đơn phương để tăng cường kiểm soát khu vực. Từ quan điểm của nghi thức ngoại giao, điều này là thiếu tôn trọng Trung Quốc. Quyết định của Ấn Độ cũng có thể được coi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Nếu chúng ta nói về tác động đối với tình hình khu vực, thì tôi tin rằng người Hồi giáo ở khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, bao gồm một số nhóm vũ trang, chắc chắn sẽ có biện pháp trả đũa. Họ thậm chí có thể chọn đấu tranh vũ trang là một hình thức phản kháng. Vì Pakistan có thể liên quan đến họ, rất có khả năng một cuộc xung đột quân sự có thể bị kích động giữa Ấn Độ và Pakistan. Trong trường hợp này, sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến các khu vực lân cận Trung Quốc và quan hệ Trung-Ấn».