Ngày 5 tháng 8, Ấn Độ tuyên bố bãi bỏ quy chế đặc biệt của bang miền bắc Jammu và Kashmir, nơi hiện được cấp mức độ tự trị nhất định và quyền ban hành luật riêng. Lãnh thổ khu vực này cũng sẽ được chia thành hai phần. Dự kiến là ở đó có tuân thủ hiệu lực của Hiến pháp chung đối với Ấn Độ, dỡ bỏ các hạn chế về đầu tư và lưu thông của cư dân từ các bang khác đến đây.
Pakistan chống lại sáng kiến của Ấn Độ
Vốn có truyền thống ủng hộ người thiểu số Ấn Độ theo đạo Hồi sinh sống ở Kashmir, nước Pakistan láng giềng kịch liệt phản đối động thái này. Islamabad công bố hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, đình chỉ thương mại song phương và xem lại hàng loạt thỏa thuận đã có với Ấn Độ.
"Pakistan thi hành những bước đi này sau khi đã thảo luận kỹ lưỡng, đây là quyết định có cân nhắc. Vì vậy, bây giờ diễn biến sự kiện là tùy thuộc vào Ấn Độ. Chúng tôi đã cho biết rõ rằng chúng tôi chỉ thay đổi quyết định của mình nếu như New Delhi hủy bỏ quyết định của họ về Jammu và Kashmir", - ông đại sứ nói.
Hy vọng vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Theo lời ông Đại sứ, Ấn Độ không thể khẳng định rằng những động thái họ đang thực hiện liên quan đến quy chế của bang chỉ thuần túy là vấn đề chính trị nội bộ.
“Theo một số nghị quyết đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua, công nhận rằng cuộc tranh chấp này là vấn đề quốc tế. Theo nghị quyết của HĐBA Liên Hợp Quốc không một bên nào trong cuộc xung đột này có thể thực hiện bước đi đơn phương để thay đổi quy chế. Vì vậy hành động của Ấn Độ không thể xem là công việc nội bộ của riêng nước họ”, - ông Khalilulla tuyên bố.
Đồng thời, ông hy vọng HĐBA Liên Hợp Quốc sẽ kêu gọi Ấn Độ hành động "có trách nhiệm hơn".
"Động thái của Ấn Độ gây đe dọa an ninh ở khu vực Nam Á và cả bên ngoài vùng này. Chúng tôi hy vọng rằng các thành viên HĐBA Liên Hợp Quốc sẽ hối thúc Ấn Độ hành động có trách nhiệm và làm việc để giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình với sự hỗ trợ của các nỗ lực ngoại giao", - Đại sứ Kazi Khalilulla kết luận.