Việt Nam biến súng chống tăng B-41 thành ‘pháo đại bác’ với sức mạnh đáng sợ

© Ảnh : Ảnh tư liệu/ Quân đội nhân dânBộ đội ta tiến công với súng AK và B41.
Bộ đội ta tiến công với súng AK và B41. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Súng chống tăng B-41 thực sự trở thành thứ vũ khí mang sức mạnh khó lường của Quân đội nhân dân Việt Nam khi ngành công nghiệp Quốc phòng nước này vừa tự chủ kỹ thuật và chế tạo thành công thuốc nổ nhiệt áp TNNA-7V.

Việt nam mang đạn pháo 105mm lên súng chống tăng B-41

Tinh hoa vũ khí Việt Nam tiếp tục được phát huy.

Trong phóng sự “Sản xuất thành công thuốc nổ nhiệt áp” trên VTV2 mới đây, ngành công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã trình làng tiến bộ cải tiến kỹ thuật mới. Đặc biệt, phải nhấn mạnh đến việc nghiên cứu thành công thuốc nổ nhiệt áp do Viện Vũ Khí phối hợp với Viện thuốc phóng phối hợp thực hiện.

Hình ảnh diễn tập DT-17 của Việt Nam xuất hiện trên mạng Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Cuộc diễn tập mật danh DT-17 của Việt Nam xuất hiện trên trang mạng Trung Quốc

Sản phẩm mới này chính là thuốc nổ nhiệt áp TNNA-7V dành cho các loại vũ khí nhiệt áp có uy lực mạnh.

Tuy nhiên, hiện thuốc nổ nhiệt áp này chỉ mới được Việt Nam sử dụng để chế tạo mẫu đạn mới, trang bị cho súng chống tăng B-41( RPG-7). Đây là loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B41. Gọi là B41 vì súng là đời sau của B40 (hay bazooka 40 mm), dù cho nó vẫn có đường kính là 40 mm.

Theo Viện Vũ Khí, việc nghiên cứu, chế tạo thành công thuốc nổ nhiệt áp, nhờ thành quả đó tạo điểm tựa để chế tạo mẫu đạn nhiệt áp ĐNA-7V dành cho súng chống tăng B-41 theo thiết kế TBG-7V của Nga.

Phóng sự cho biết, trải qua nhiều lần bắn thử nghiệm ĐNA-7V đã đạt yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật mà nhóm nghiên cứu các chuyên gia quân sự, kỹ thuật quốc phòng mong muốn.

“Nguyên lý hoạt động của đạn nhiệt áp ĐNA-7V cũng tương tự như nguyên lý bắn các loại đạn chống tăng hay chống bộ binh khác trang bị cho B-41. Do đó, không cần qua cải tiến kỹ thuật, vẫn có thể bắn ĐNA-7V”, Trí thức trẻ dẫn phân tích.

Tuy nhiên ĐNA-7V lại được trang bị đầu đạn nhiệt áp có uy lực và sức công phá vượt trội hơn gấp nhiều lần mẫu đạn thông thường. Đây là điểm đáng chú ý.

Viện Vũ khí cũng giới thiệu các thông số kỹ thuật của đạn nhiệt áp ĐNA-7V như sau:

Cỡ đầu đạn 105mm

Đầu đạn nặng 4,5kg

Chiều dài cơ sở 996mm

Tầm bắn hiệu quả: 120m và xa nhất có sử dụng kính ngắm là 5020m

Sơ tốc đầu đạn là 120m/ giây

Phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ với đạn nhiệt áp ĐNA-7V có thể lên đến 40 mét vuông

Chế tạo đạn nhiệt áp “made in Vietnam”

Trong điều kiện tác chiến phức tạp và hiện đại hiện nay, đạn nhiệt áp mới này được thiết kế cho súng chống tăng B-41 mang hiệu quả tác chiến cao hơn với nhiều loại mục tiêu từ phá hủy boongke, hầm ngầm, tòa nhà đến các phương tiện cơ giới hiện đại và sinh lực đực.

Súng chống tăng SPG-9T2 Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Súng chống tăng Việt Nam khai hỏa (Video)

Mẫu đạn nhiệt dành cho súng chống tăng B-41 (RPG-7) được quân đội Liên Xô chế tạo vào những năm 1980, đáng chú ý nhất vẫn là TBG-7V.

Ở Việt Nam, công nghệ liên quan đến chế tạo đạn nhiệt áp hay vũ khí nhiệt áp vẫn còn mới mẻ vì có cơ chế hoạt động khác so với các loại thuốc nổ trước đó.

Vượt qua trở ngại này, nhóm nghiên cứu của Viện Vũ khí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải chế tạo ra một loại chất nổ nhiệt áp để nhồi vào bên trong một quả đạn có trọng lượng chỉ hơn 4kg nhưng vẫn tạo được vụ nổ tương tự một quả pháo cỡ lớn với sức nổ mạnh gấp một lần rưỡi- 2 lần so với thuốc nổ TNT truyền thống.

Qua nhiều lần nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm và mất nhiều thời gian, công sức đầu tư vào quá trình chế tạo thuốc nổ nhiệt áp của Viện Vũ khí phối hợp cùng Viện thuốc phóng, thuốc nổ đã thành công. Nhóm đã xác định được công thức thành phần chế tạo thuốc nổ nhiệt áp TNNA-7V, ngoài ra còn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nhồi lắp cho đạn nhiệt áp ĐNA-7V.

Bên cạnh đó, nhóm còn xây dựng được phương pháp nhồi đúc TNNA-7V vào thân đạn có hút chân không, xây dựng được phương pháp thử nghiệm, nghiệm thu đánh giá uy lực của sản phẩm thuốc nổ nhiệt áp và đầu đạn nhiệt áp phù hợp với trang thiết bị đo lường của Việt Nam.

Công trình Nghiên cứu tổ hợp vật liệu đặc chủng phục vụ chế tạo bộ hỗ trợ chiến đấu cho người lính và lõi đạn xuyên động năng 85mm - Sputnik Việt Nam
Tin vui: Lần đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công đạn chống tăng

Cần phải nhắc đến một thành công khác của nhóm đề tài trẻ của Viện Vũ khí nghiên cứu chính là việc các kỹ sư đã chế tạo thành công vỏ đầu đạn nhiệt áp với kết cấu mới thân liền tum lớp tóp hai đầu, chưa từng chế tạo được trên dây chuyền công nghệ quốc phòng nội địa.

Với thành tựu nghiên cứu, chế tạo thuốc nổ nhiệt áp cũng như đạn nhiệt áp giành cho súng chống tăng B-41 của Viện Vũ khí đã mở ra hướng nghiên cứu mới với hệ vũ khí nhiệt áp tương đối hiện đại, tiên tiến trên thế giới hiện nay.

Có thể thấy, trong suốt thời gian qua, từng đơn vị thuộc Tổng Cục Quốc phòng Việt Nam đã vô cùng nỗ lực làm chủ công nghệ, tăng cường tư duy sáng tạo trong thiết kế, sửa chữa, nâng cấp, cải tiến và khai thác hiệu quả những vũ khí trang bị mới. Đây là hướng đi vô cùng đúng đắn.

Từ chính những sản phẩm quốc phòng kết tinh được trí tuệ, sáng tạo, hàm lượng chất xám, và thành tựu nghiên cứu khoa học của nền công nghiệp Việt Nam sẽ đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đầu trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

B-41 trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, giáp xe tăng chưa có công nghệ cao, chưa có ERA, nên súng B41 rất lợi hại, xuyên được tất cả các xe thiết giáp lúc đó (kể cả xe tăng M48 Patton, M60).

Trong ảnh lực lượng dân quân tự vệ tỉnh Bình Định huấn luyện sử dụng súng trường tấn công M16. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ dùng lại súng trường M16 trong tương lai?

Bộ binh và du kích Việt Nam sử dụng hai chiến thuật săn xe:

Một là sử dụng tổ bộ binh nhỏ, luồn sâu, phục kích. Điều nguy hiểm với xe tăng là khi B41 áp sát được tầm dưới 100 mét, đến lúc này, xạ thủ ngắm bắn chính xác vào những chỗ hiểm như ổ đỡ tháp pháo, phía sau xe, khoang chứa đạn sau tháp pháo... Những phát bắn này thường tiêu diệt tức khắc mục tiêu. Khi phòng ngự, khi xe tăng đến gần, các xạ thủ bám chiến hào, công sự, vật cản. Kết hợp với cối, mìn định hướng làm lui bộ binh đi cùng. Xe tăng khó có thể quan sát bao quát, khả năng bị diệt cao khi bị tấn công từ nhiều hướng.

Hai là dùng nhiều tổ, phân tán, bắn liên tục từ nhiều hướng, di chuyển liên tục, bám sát. Trong địa hình rừng núi, đây là chiến thuật rất đáng sợ. Một số lượng lớn đầu đạn đến từ nhiều hướng bù những sai số ước lượng của xạ thủ, thông thường loạt đạn săn xe tăng này có kết quả tức khắc, mặc dù khoảng cách không nhỏ.

B41 rất đáng sợ với các xe bọc thép chở quân hỗ trợ bộ binh IFV. Những phát bắn phục kích xe này gây thương vong lớn, trong phim Cuộc chiến 10 ngàn ngày còn cảnh B-41 hạ một xe thiết giáp M113 đang di chuyển rất nhanh. Các xe bọc thép có vỏ mỏng hơn xe tăng, kể cả xe bọc thép hiện đại, nên không thể chịu được phát bắn của B-41.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала