Tàu khu trục và tàu hộ vệ: Chuyên gia Mỹ so sánh Hạm đội Hoa Kỳ và Nga

© Sputnik / Alexey Nikolskiy / Chuyển đến kho ảnhTàu khu trục của hạm đội phía Tây thuộc Hải quân Ấn Độ Tarkash
Tàu khu trục của hạm đội phía Tây thuộc Hải quân Ấn Độ Tarkash - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo giới phân tích quân sự, Hải quân Nga đang phát triển nhanh chóng.

Hạm đội Nga có tính cơ động và hỏa lực mạnh, và rất khác so với Mỹ. Nhiều chuyên gia Hoa Kỳ đồng thuận đưa ra kết luận này. Đồng thời, Nga phụ thuộc vào các tàu nhỏ được trang bị vũ khí có sức hủy diệt lớn - như tên lửa hành trình Kalibr.

“Mặc dù là hệ thống tàu nhỏ, nhưng lại mang hỏa lực vô cùng lớn. Trong những năm gần đây, nhiều tàu hộ vệ đã triển khai tên lửa hành trình Kalibr bắn trúng các mục tiêu ở Syria trên biển Caspi . Đồng thời, họ không bao giờ rời khỏi vùng biển Nga”, - các nhà phân tích viết.

Khu  trục hạm Porter của Mỹ  - Sputnik Việt Nam
Tại sao tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ di chuyển đến hướng Biển Đen?

Chuyên gia của ấn phẩm so sánh hạm đội của Mỹ và Nga. Theo họ, đây là hai mặt đối lập, mỗi mặt phản ánh lịch sử, địa lý, ngành công nghiệp và chiến lược của từng đất nước. Hải quân Hoa Kỳ dựa vào tàu khu trục và nhiều tàu lớn khác. Hải quân Nga lại phát triển trên nền tảng các tàu tên lửa nhỏ, hiện đại thuộc lớp Smerch.

Các tàu mới mà Nga sở hữu, thông thường, là tàu hộ vệ tên lửa, có lượng choán nước không quá 5.000 tấn. Tàu khu trục của Mỹ, ngược lại, có lượng giãn nước lên tới 9.000 tấn, theo phân tích của National Interest.

Tuy nhiên, ấn phẩm cũng bổ sung rằng, mặc dù hạm đội đang phát triển mạnh mẽ, nhưng Nga vẫn còn một số khía cạnh khác biệt so với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Báo giới xác nhận, Bắc Kinh hiện đang nắm giữ số lượng tàu gần gấp đôi so với Moskva và Washington.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала