Đã đến lúc Ấn Độ phải lo lắng vì để Việt Nam xuất khẩu chiếm ưu thế?
Tác giả Sunil Jain, trong bài viết đăng ngày 19/8 trên tờ Financial Express đã phải thừa nhận, Ấn Độ có thể học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trong quản lý tăng trưởng xuất khẩu, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế.
Nhờ kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng và bền bền vững, xuất khẩu của Việt Nam đạt được trong những năm qua khiến các chuyên gia hàng đầu cũng phải ngưỡng mộ.
Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ chỉ được ghi nhận tăng trong tháng 7, ở mức 3%, nhưng trong bốn năm qua, trung bình chỉ khoảng 0,2%. 4 năm trước, từ 2010 đến 2014, khi xuất khẩu toàn cầu tăng 5,5% mỗi năm, tỷ trọng mà Ấn Độ đạt được chỉ là mức tăng 9,2% mỗi năm. Mức tăng trưởng chậm lại này của Ấn Độ cùng tình hình tăng trưởng tương đối kém trước đó là dấu hiệu xấu, vì đối với quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, trên nền tảng và cơ sở xuất khẩu hiện có, nên tăng nhanh hơn nhiều lần so với mức trung bình toàn cầu.
Ngay cả Trung Quốc, nước có xuất khẩu gấp 7,5 lần Ấn Độ, đã tăng 1,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 2014-2018. Việt Nam, nước đang nổi lên nhanh chóng như một cường quốc xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường đang bị Trung Quốc bỏ trống, đạt mức tăng trưởng ấn tượng 13% mỗi năm, từ 150,2 tỷ USD năm 2014 lên tới 245,6 tỷ đô vào năm 2018.
Vào thời điểm nền kinh tế Ấn Độ đang biến động, cũng như đầu tư và tiêu dùng, tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng là cách duy nhất thoát khỏi tình trạng trì trệ chung toàn cầu, Ấn Độ nên học hỏi Việt Nam để tham khảo kinh nghiệm của Hà Nội trong duy trì và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Khi Trung Quốc bắt đầu từ bỏ thị trường dệt may và chuyển sang xuất khẩu sản phẩm mang lại giá trị cao hơn, chính các nước như Việt Nam và Bangladesh đã tận dụng tối đa cơ hội này và ngày nay, khi các nhà sản xuất điện tử lớn, bao gồm cả những Tập đoàn chuyên về điện thoại di động khi quyết định chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một lần nữa lại chọn Việt Nam là cứ điểm, hướng đi mới cho các sản phẩm này.
Việt Nam đã làm những gì?
Cách mà Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ này chính là tăng cường tự do hóa mạnh mẽ, mở cửa nền kinh tế bằng cách cắt giảm và ưu tiên thuế quan cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.
Năm 1995, Việt Nam gia nhập khu vực thương mại tự do ASEAN và tiến hành ký kết Hiệp định FTA với Mỹ vào năm 2000. Đến năm 2018, nước này gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (dù không có Mỹ) CPTPP. Ngày nay, mức thuế của quốc gia này đang ở mức thấp nhất thế giới. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết mình để đảm bảo các yếu tố thuận lợi từ chính sách thu hút đầu tư đến các ưu đãi, phát triển cơ sở hạ tầng tăng cường lôi kéo các nhà đầu tư.
Thật vậy, năm 2018, theo dữ liệu từ trang điện tử Chính phủ Việt Nam cho biết, tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 71%. Rất nhiều công ty toàn cầu muốn thiết lập cơ sở sản xuất, chế biến tại Việt Nam và đẩy mạnh đầu tư mở rộng dây chuyền, trang thiết bị công nghệ ở đây.
Năm 2010, xuất khẩu hàng dệt may và giày dép chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như thủy hải sản, gạo, dầu thô, cao su và gỗ chiếm 26% tổng số sản lượng xuất khẩu, trong khi điện tử chỉ chiếm 4% .
Đến năm 2018, tỷ trọng hàng dệt may giảm xuống còn 19% , các lĩnh lực mũi nhọn truyền thống giảm xuống chỉ còn chiếm 10%, trong khi đồ điện tử, đặc biệt là các sản phẩm điện thoại di động chiếm tới một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định “Việt Nam là bên chiến thắng”, với nhiều cơ hội, và lợi thế lớn do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đem lại. Để tránh rủi ro thuế quan, các nhà sản xuất hàng đầu không muốn mạo hiểm duy trì hoạt động sản xuất tại thị trường tỉ dân. Khoảng 60% của thị trường trị giá 300 tỷ USD trong xuất khẩu điện thoại thông minh toàn cầu đã “rời bỏ” Trung Quốc. Đây là cơ hội tuyệt vời cho Ấn Độ. Nhưng, như thời báo FT đã nêu chi tiết trước đó, Việt Nam lại giành chiến thắng trước Ấn Độ để thu hút các nhà đầu tư và nhờ đó, đã chiếm hơn 10% thị phần xuất khẩu điện thoại di động toàn cầu.
Trong khi đó, tỉ trọng xuất khẩu Ấn Độ ở lĩnh vực này là rất nhỏ. Mặc dù lượng điện thoại sản xuất ở Việt Nam chỉ bằng khoảng một phần tư so với Ấn Độ vào cuối năm 2010, nhưng mức sản xuất ngày nay gần như đã tương đương dù giá mỗi chiếc điện thoại Việt Nam cao hơn nhiều.
Do phần lớn xuất khẩu điện thoại thông minh được sản xuất bởi 4 hoặc 5 gã khổng lồ công nghệ lớn. Chẳng hạn, chỉ riêng Apple và Samsung đã chiếm khoảng 60% tổng doanh số điện thoại thông minh trên toàn thế giới nên tất cả những gì chính phủ Ấn Độ cần làm là đảm bảo thu hút làn sóng dịch chuyển hoạt động sản xuất của các công ty này từ Trung Quốc sang New Delhi. Ngay hiện tại, dù điện thoại di động được “lắp ráp” hay “không thực sự made in India” thì tại Ấn Độ, kể cả khi lượng sản xuất điện thoại tăng, kim ngạch nhập khẩu cũng đang tăng lên mức đáng báo động; trong 5-6 năm tới, đây có thể là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Ấn Độ.
Ngoài thực tế, Việt Nam không chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng với chất lượng tốt nhất cho giới đầu tư, trong khi thuế suất doanh nghiệp áp dụng cho các nhà máy sản xuất lớn ở Việt Nam chỉ dao động từ 10 đến 20%, thì tỷ lệ này ở Ấn Độ là 43,68%. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn phải chịu mức thuế suất cao hơn. Hiện, 70-75% giao dịch thương mại toàn cầu ngày nay diễn ra thông qua chuỗi giá trị do các công ty đa quốc gia quản lý, nếu Ấn Độ không phải là một phần của hệ thống này thì đối với hầu hết các nhà sản xuất, không chỉ tính riêng điện thoại di động hay điện tử mà xuất khẩu của quốc gia này cũng khó được cải thiện.