«Các chính trị gia Mỹ có cấp bậc và trình độ khá cao tuyên cáo rằng việc bố trí các hệ thống mới có thể khởi đầu từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng điều đó cũng động chạm đến lợi ích nguồn cội của chúng tôi, bởi tất cả đều sát gần biên giới Nga», - ông Putin nói trong cuộc họp với các uỷ viên thường trực của Hội đồng An ninh. Biên bản về sự kiện đăng tải trên trang web của Điện Kremlin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng khẳng định rằng Nga đã, đang và sẽ không để bị lôi kéo tham gia vào chạy đua vũ trang.
«Như quý vị đều biết, chúng tôi đã, đang và sẽ không bao giờ dự phần vào cuộc chạy đua vũ trang tốn kém, gây tác hại phá huỷ nền kinh tế của đất nước. Tôi xin nhắc rằng chi tiêu quốc phòng của Nga chiếm vị trí rất khiêm tốn, xếp thứ bảy trên thế giới sau Hoa Kỳ, CHND Trung Hoa, Saudi Arabia, Anh, Pháp và Nhật Bản», - Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố tại một cuộc họp với các thành viên của Hội đồng Bảo an Nga, trong đó thảo luận về Hiệp ước Tên lửa tầm ngắn và tầm trung (Hiệp ước INF) và các cuộc thử nghiệm gần đây của Mỹ.
Nội dung bản tuyên bố đăng trên website của Kremlin.
Mở đầu bài phát biểu, nhà lãnh đạo Nga nhắc nhớ rằng Washington đã thử một tên lửa hành trình trên mặt đất, mà theo tuyên bố của quân đội Mỹ, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 500 km, và điều này mâu thuẫn với Hiệp ước INF.
“Người Mỹ cứ khăng khăng từ chối điều này, cho rằng MK-41 (bệ phóng đã sử dụng) không có khả năng phóng tên lửa hành trình trên biển Tomahawk. Bây giờ thì đã rõ là có vi phạm, không thể tranh cãi về điều đó nữa vì chính họ tự nói ra",- tổng thống nhấn mạnh.
Hiệp ước INF
Thỏa thuận về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào năm 1987. Khi đó, Liên Xô và Hoa Kỳ có nghĩa vụ huỷ bỏ tất cả các tổ hợp tên lửa đạn đạo và hành trình tương tự trên mặt đất, và cũng cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai những loại tên lửa như vậy trong tương lai.
Tháng 10 năm 2018, Donald Trump tuyên bố Washington rút khỏi hiệp ước, viện cớ «Matxcơva vi phạm thoả thuận». Đồng thời phía Mỹ không cung cấp được bất kỳ bằng chứng về cáo buộc này.
Sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã hạn cho Matxcơva hai tháng để «trở lại tuân thủ điều khoản thỏa thuận». Cụ thể, Hoa Kỳ đòi Nga huỷ bỏ tên lửa 9M729 (SSC-8) mà phía Mỹ cho rằng có tầm xa hoạt động vi phạm quy định của Hiệp ước INF.
Matxcơva khẳng định những cáo buộc đó là hoàn toàn vô căn cứ và nhấn mạnh rằng tên lửa không được sáng chế, không được thử nghiệm trong phạm vi vượt quá giới hạn cấm đã thiết lập.
Ngày 3 tháng 7, Tổng thống Vladimir Putin ký duyệt đạo luật đình chỉ Hiệp ước INF. Ngày 2 tháng 8, thoả thuận chấm dứt hiệu lực.