Thủ tướng Malaysia lái thử xe VinFast và tham vọng ôtô quốc dân của ông Mahathir

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lái thử mẫu xe Vinfast.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lái thử mẫu xe Vinfast.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad dù đã ở tuổi 94 vẫn mạnh mẽ cầm lái chiếc xe VinFast Lux SA 2.0 chở tỷ phú Phạm Nhật Vượng đi một vòng, tốc độ có lúc đạt tới 100km/h.

Ông Mahathir Mohamad lái thử xe VinFast chở tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Mẫu SUV Lux SA 2.0 được Thủ tướng Mahathir điều khiển trong vòng 10 phút dạo quanh khuôn viên của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nằm cách Hà Nội khoảng 30 km.

Ở cái tuổi 94, lãnh đạo Chính phủ Malaysia vẫn vô cùng tự tin khi ngồi vào ghế lái và mời Chủ tịch của Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng cùng trải nghiệm.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lái thử mẫu xe Vinfast.
Thủ tướng Malaysia lái thử xe VinFast và tham vọng ôtô quốc dân của ông Mahathir - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad lái thử mẫu xe Vinfast.
Thủ tướng Mahathir chăm chú lắng nghe tỷ phú USD giàu số 1 Việt Nam kể về những chiếc xe đầu tiên của VinFast và tham vọng xây dựng thương hiệu xe hơi dành riêng cho người Việt Nam.

Bày tỏ lòng ngưỡng mộ ngành công nghiệp ô tô của Malaysia với thương hiệu xe Proton, ông Phạm Nhật Vượng phát biểu với Thủ tướng Mahathir Mohamad:

“Tôi hy vọng một ngày nào đó VinFast cũng được một phần như vậy”.

Người đứng đầu Chính phủ Malaysia rất hài lòng với lời nhận xét này, rồi nhanh chóng ngồi vào buồng lái, ngắm nhìn màn hình điều khiển rồi nhấn ga. Xe chạy dọc theo khuôn viên làng công nghệ cao Hòa Lạc.

Người phiên dịch đi cùng ông Mahathir cho biết, ông đã cố tình để xe an ninh đi xa hơn rồi mới bám theo. Tốc độ có lúc lên tới cả 100km/h. Tuy nhiên, theo lời người này, vị Thủ tướng của Malaysia vẫn tỏ ra nuối tiếc vì quãng đường khá ngắn, không vọt lên được.

Khi xuống xe, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng hỏi cảm nhận của Thủ tướng về trải nghiệm lái thử xe Lux SA 2.0 vừa rồi:

“Xe rất khỏe, thiết kế đẹp, tiếc là tôi chỉ lên được có 100km/h thôi”, ông Mahathir đáp.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad gặp lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.
Thủ tướng Malaysia lái thử xe VinFast và tham vọng ôtô quốc dân của ông Mahathir - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad gặp lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.
Chủ tịch Vingroup sau đó tiếp lời:

“Nếu có dịp, tôi sẽ mời ông lái thử với tốc độ 200km/h”.

Chiếc VinFast Lux SA 2.0 mà Thủ tướng Malaysia lái thử chính là mẫu xe SUV 7 chỗ, một trong 3 mẫu xe đầu tiên của thương hiệu xe hơi Made in Vietnam gồm Fadil, Lux SA 2.0 và Lux A 2.0.

Được biết, chiếc Lux SA 2.0 được VinFast phát triển trên nền tàng BMW X5.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tham quan các mẫu xe ô tô của Vinfast.
Thủ tướng Malaysia lái thử xe VinFast và tham vọng ôtô quốc dân của ông Mahathir - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tham quan các mẫu xe ô tô của Vinfast.
Thủ tướng Malaysia trước đó cũng đã đến thăm Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nói chuyện với 100 sinh viên Đại học FPT về công tác chuẩn bị của cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 “Malaysia 4.0”.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Mahathir tới Việt Nam sau khi đắc cử Thủ tướng lần thứ hai vào tháng 5 năm ngoái.

Lần cuối cùng ông đến thăm Hà Nội là vào năm 1998.

Chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia tới Việt Nam nhằm củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới bao gồm thương mại, nông nghiệp và công nghệ cao.

Tham vọng xe hơi quốc dân của Thủ tướng Mahathir Mohamad

Khi Thủ tướng Mahathir Mohamad đề xuất dự án xe hơi quốc gia mới ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 9/5 hồi năm ngoái, người Malaysia và các phương tiện truyền thông nhanh chóng nảy sinh những hoài nghi với hàng loạt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc khôi phục chiến lược xe hơi với những kết quả tổng hòa còn gây tranh cãi do nhà nước đưa ra trong nhiệm kỳ thủ tướng trước đó của vị chính trị gia kỳ cựu.

Màn ra mắt 2 xe hơi của VinFast: Đẳng cấp và thấm đẫm tinh thần tự hào dân tộc! - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc bình luận về xe VinFast và tham vọng thương hiệu xe hơi quốc gia Việt Nam
Đối với một số người, khi nói về đề xuất đầy tham vọng này đã nhận định, không phải chính phủ muốn sản xuất chiếc xe hơi quốc gia mới mà chỉ là cơ hội để Thủ tướng Mahathir “sửa chữa”, điều chỉnh thứ “di sản” của chính ông 22 năm trước từ 1981-2003. Theo đó, các chính sách công nghiệp hóa và hàng loạt dự án thúc đẩy phát triển sản xuất được triển khai để hiện đại hóa nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trước đó của Malaysia.

Proton, hãng xe hơi quốc gia hàng đầu của Malaysia, được đánh giá là động lực chính thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước khi ra mắt cách đây hơn ba thập kỷ với tư cách là một thực thể hoàn toàn thuộc quyền sở hữu nhà nước. Khi chiếc Proton Saga, thế hệ xe đầu tiên ra khỏi dây chuyền sản xuất vào năm 1985, Thủ tướng Mahathir - một người đam mê xe hơi nổi tiếng - đã ca ngợi đây là biểu tượng trang nghiêm và tôn quý của người Malaysia.

Proton, doanh nghiệp sản xuất ô tô do nhà nước tài trợ đã thống lĩnh thị trường Malaysia vào đầu những năm 1990, với 74% thị phần ở thời kỳ đỉnh cao. Thuế quan bảo hộ làm cho ô tô nhập khẩu tương đối đắt tiền đã thúc đẩy doanh số bán hàng trong nước. Tuy nhiên, các chính phủ kế nhiệm ông Mahathir đã giảm bớt các khoản thuế nhập khẩu và qua đó làm giảm doanh số bán hàng của Proton. Vào năm 2017, chỉ có 13,8% số xe mới trên đường phố Malaysia là của Proton.

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ những hãng xe nước ngoài và sự thành công của Perodua do hãng tư nhân Malaysia- một liên doanh được thành lập vào năm 1992 với các công ty Nhật Bản, bao gồm Daihatsu, công ty con thuộc sở hữu của Toyota Motor - cũng khiến doanh số bán hàng của Proton ngày càng giảm. Perodua hiện chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường xe hơi Malaysia, với 39,8% trong năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm xưởng lắp ráp Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast.  - Sputnik Việt Nam
Báo Nhật: VinFast tham vọng tái định hình thị trường ôtô Việt, nhưng chuyện không đơn giản như thế
Mặc dù là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc, thương hiệu Proton, trong những năm qua cũng gặp phải những lời phàn nàn về chất lượng kém, mặc dù hãng xe nhận được sự hỗ trợ qua nhiều thập kỷ hỗ từ phía nhà nước. DRB-HICOM, tập đoàn do tỷ phú Malaysia, Syed Mokhtar Albukhary điều hành quyết định tư nhân hóa Proton vào năm 2012 vừa để thử vận may, vừa để đảo ngược số phận của hãng xe.

Sau khi nỗ lực phục hồi công ty của DRB-HICOM thất bại, chính phủ Malaysia, do thủ tướng Najib Razak cầm quyền khi ấy, đã phê duyệt khoản vay quốc gia trị giá 1,25 tỷ ringgit (284 triệu USD) vào năm 2015 để Proton giải quyết các khoản nợ cho các nhà cung cấp với điều kiện doanh nghiệp này phải tham gia hợp tác với đối tác chiến lược là nhà sản xuất xe hơi nước ngoài.

Tập đoàn Cổ phần Cát Lợi Chiết Giang (Zhejiang Geely Holding Group) của Trung Quốc bắt đầu nhập cuộc. Nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Hàng Châu đã mua 49,9% cổ phần của Proton vào năm 2017 với giá 460,3 triệu ringgit (107,3 ​​triệu USD). Thương vụ này được cho là để cải thiện sự kiệt quệ tài chính của Proton cũng như cơ hội cho thương hiệu xe quốc gia mang tính biểu tượng này của Malaysia nâng cấp công ngh.

Tuy nhiên, ông Mahathir coi vụ mua bán này là “cuộc tấn công chính trị và xúc phạm” đến niềm tự hào dân tộc, chỉ trích rằng đó là sự khởi đầu của màn bán đấu giá cả nền kinh tế đất nước của ông Najib. Ông tuyên bố chính quyền của Thủ tướng Najib đã bán Proton cho Cát Lợi để trả nợ, điều này sẽ dẫn đến việc đất nước phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

Quan điểm của ông Mahathir về thương vụ mua Proton của Cát Lợi đã giúp ích nhà chính trị gia kỳ cựu trong chiến dịch tranh cử, tuyên bố sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn các dự án trị giá hàng tỷ USD liên quan đến Trung Quốc.

Ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử một phần nhờ thông điệp rằng Najib sẵn sàng nhận các khoản nợ lớn của nước ngoài và chấp thuận các hợp đồng yếu kém làm xói mòn chủ quyền của Malaysia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra chất lượng vận hành xe Vinfast. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng đi thử xe do Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái: Ôtô Việt Nam là niềm tự hào dân tộc
Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức, ông Mahathir đã thực hiện đường lối tiếp cận hòa mềm mỏng hơn với Cát Lợi. Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc vào tháng trước, Mahathir đã đến thăm trụ sở của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc ở Hàng Châu, nơi ông ca ngợi công nghệ xe ô tô sạch của Cát Lợi, và chứng kiến ​​việc ký kết thỏa thuận mở rộng thị trường Proton vào Trung Quốc và ra nước ngoài.

Mahathir đã lái thử trước hai tháng và nhận xét phê duyệt mẫu mới nhất của Proton, một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) dựa trên mẫu Geely Boyue, dự kiến ​​ra mắt tại Malaysia vào cuối năm nay. Những người theo dõi ngành công nghiệp xem sự ra mắt của chiếc SUV chưa được đặt tên như là một ván bài quan trọng trong chiến lược của công ty Trung Quốc để hồi sinh Proton.

Mặc dù xem xét và nhìn nhận Cát Lợi sau cuộc bầu cử lạc quan hơn, Mahathir vẫn đánh giá Proton không còn là hãng xe quốc gia vì nó đã được bán cho một công ty Trung Quốc. Hồi tháng 6, ông phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 24 ở Tokyo rằng chính phủ của ông sẽ thành lập hãng xe hơi quốc gia khác, một doanh nghiệp thuộc sở hữu của người Malaysia.

Phát biểu trên Nikkei Asian Review, thủ tướng Mahathir cho biết chiếc xe quốc gia mới sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến để giành thị phần toàn cầu và tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải Euro-5 hoặc Euro-6. Báo cáo cho thấy các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản bao gồm Nissan và Toyota đã tiếp cận để hỗ trợ cho dự án.

Dự án xe hơi quốc gia mới của Mahathir đã được tiết lộ ngay sau khi chính phủ của ông hủy bỏ dự án đường sắt giao thông công cộng quy mô lớn có tên là MRT3, sẽ kết nối chặt chẽ hơn với mạng lưới giao thông công cộng của Kuala Lumpur, để kiềm chế nợ công quốc gia.

Màn ra mắt 2 xe hơi của VinFast: Đẳng cấp và thấm đẫm tinh thần tự hào dân tộc! - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần gì thương hiệu xe Việt VinFast?
Cư dân mạng Malaysia phần lớn phản đối đề xuất của Mahathir, họ cho rằng hệ thống giao thông công cộng tốt hơn là là cuộc phiêu lưu với tham vọng một hãng sản xuất ô tô mới. Một số người viện dẫn mối quan tâm với tình trạng tắc nghẽn giao thông nổi cộm ở Kuala Lumpur và cảnh báo nhằm vào những nỗ lực giải cứu Proton.

Tuy nhiên, chính quyền Mahathir, tin rằng dự án có thể hồi sinh ngành công nghiệp ô tô, thúc đẩy lĩnh vực sản xuất linh kiện và nâng cao năng lực kỹ thuật của quốc gia. Cũng có những dấu hiệu cho thấy các chính sách bảo hộ ủng hộ phương tiện sản xuất trong nước so với nhập khẩu nước ngoài có thể sẽ được ban hành.

Một số người theo dõi ngành công nghiệp ô tô nước này tin rằng thị trường ô tô Malaysia tương đối nhỏ và mạng lưới đường bộ gây khó khăn cho việc thành lập bất kỳ công ty xe hơi mới nào. Trong khi đề xuất chiến lược xe hơi quốc gia mới dường như tập trung vào mảng xuất khẩu mạnh mẽ, cả Proton và Perodua đều phải vật lộn thế nhưng cuối cùng lại không giành được thị phần đáng chú ý trên toàn cầu.

Thủ tướng Malaysia ở tuổi 94 đã trở lại và chuẩn bị xây dựng di sản ô tô quốc dân của riêng mình. Trước mắt, ông Mahathir sẽ phải đối mặt với “thế trận” khó khăn để thuyết phục những người Malaysia còn hoài nghi về thương hiệu xe mới sẽ phục vụ lợi ích quốc gia thay vì chỉ là tham vọng cá nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала