Xa lạ, cách biệt
Bạn thấy đối tác trở nên khép kín, lạnh lùng, cáu kỉnh. Trong lời ăn tiếng nói của người ấy không có sự ấm áp và cảm thông trước đây. Sự thờ ơ, và sau đó là thái độ gây hấn cả về tâm lý và đôi khi là thể chất. Nhưng sự bàng quan khiến tổn thương nhiều hơn là gây sự. Do đó, nhiều chị em phụ nữ khiêu khích xì-căng-đan trong nhà chỉ để không cảm thấy mình như bị tù hãm trong xà lim biệt giam.
La hét
Mọi người la hét khi thấy họ đang rời xa nhau. Cả về thể chất và tâm lý. Tiếng hét là một kiểu phương tiện cảm xúc truyền tải nỗi tuyệt vọng: Khi cả hai đối tác hét lên với nhau, ta hiểu rằng cả hai không muốn nghe, nhưng thực ra là muốn được lắng nghe và chia sẻ.
Cảm giác bế tắc
Cả hai đối tác đều hiểu rằng họ cần phải bằng cách nào đó thoát ra khỏi tình huống mà họ tự dấn vào, nhưng khổ nỗi cả hai đều không biết làm điều này ra sao. Khủng hoảng là một bức tường chắn chỉ có thể vượt qua bằng cách vươn lên cấp độ giao tiếp mới. Mà điều này thường là bất khả thi nếu thiếu sự giúp đỡ từ bên ngoài: từ nhà tâm lý học, những cuộc tập luyện hoặc những cuốn sách thông thái.
Nghi ngờ
Nghi ngờ ở ngay đó, khi sự việc đến chỗ khủng hoảng. «Liệu đây có đúng là người của mình không?». Vòng xoáy của sự nghi ngờ hút bạn như vào xoáy nước và dễ nhấn chìm tất cả năng lượng ở đó.
Tránh né
Bạn và đối tác bắt đầu né tránh vấn đề, cố che giấu nó, «mài mòn đầu kim nhọn sắc». Dường như sau khi chôn quả mìn, bạn quên làm cho nó vô hại, thời gian trôi qua và sẽ đến lúc nó sẽ nổ tung.
Hầu như tranh cãi không vắng mặt trong bất cứ mối quan hệ nào. Tranh cãi phát sinh trong quá trình nhận biết và phân tích nhau, giúp xác định chính bản thân mình và thấy ranh giới cá nhân của con người gần gũi nhất. Tranh cãi nhanh chóng được hoá giải và cũng nhanh chóng bị lãng quên. Tuy nhiên đừng để tranh cãi biến thành khủng hoảng, bởi khủng hoảng là tín hiệu của vấn đề nghiêm trọng.