Asanzo liên kết với các công ty ‘ma’?

© Ảnh : Kinh tế môi trườngAsanzo xác nhận 70% linh kiện sản xuất tivi được nhập từ Trung Quốc
Asanzo xác nhận 70% linh kiện sản xuất tivi được nhập từ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến nghi vấn gian lận xuất xứ của Asanzo, hiện Bộ Công an vẫn chưa nhận được kết luận chính thức từ các Bộ, ngành.

Đáng chú ý, theo kết quả điều tra đối với 38 doanh nghiệp liên kết làm ăn với Asanzo khẳng định, rất nhiều địa chỉ trong đó không có thật hay đã dừng hoạt động.

Bộ Tài chính vẫn chưa có kết luận vụ Asanzo

Theo thông tin được chia sẻ, sáng nay ngày 4/9, ông Phạm Văn Tam và luật sư đã trực tiếp đến Bộ Tài chính làm việc, yêu cầu Bộ này cung cấp dự thảo kể luận thanh kiểm tra liên quan đến những cáo buộc trước đó của báo Tuổi Trẻ về sản phẩm Asanzo. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Tài chính chủ trì thanh kiểm tra để báo cáo lên.

Theo doanh nhân Phạm Văn Tam, Asanzo đã gửi yêu cầu đến bộ từ ngày 2/8 bằng văn bản và hoàn toàn phủ hợp các quy định về thanh tra, kiểm tra để doanh nghiệp có liên quan giải trình những nội dung chưa nhất trí trước khi cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn bị được giao trách nhiệm kết luận.

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo cùng công nhân - Sputnik Việt Nam
Vụ Asanzo: phải làm rõ hành vi đúng sai
Tại trụ sở Bộ Tài chính, trong cuộc gặp với đại diện của Bộ, ông Phạm Văn Tam đã được cung cấp thông tin về việc Bộ đã giao cho Tổng Cục Hải quan xử lý đơn từ 2/8 và đề nghị Chủ tịch của Asanzo liên hệ với Tổng Cục Hải quan để giải quyết.

Hiện Bộ Tài chính chưa có kết luận liên quan đến Công ty Asanzo. Việc công ty này đề nghị giải trình với các cơ quan liên quan trước khi Bộ Tài chính ban hành kết luận là hoàn toàn chính đáng và Bộ sẽ xem xét trả lời sớm.

Đại diện Bộ Tài chính cũng bác bỏ thông tin về việc chiều nay, trong cuộc họp của Chính phủ sẽ có báo cáo kết luận của Bộ này liên quan đến Asanzo. Vụ việc này hiện vẫn chưa được Bộ Tài chính kết luận.

“Hiện Bộ Tài chính chưa có kết luận vụ việc liên quan Công ty Asanzo. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ xem xét và trả lời sớm nhất cho doanh nghiệp”, đại diện Bộ Tài chính nói.

Đại diện Asanzo, ông Phạm Văn Tam khẳng định sẽ tiếp tục đến làm việc với các bộ ngành khác về vấn đề này để đảm bảo kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra và công bố theo đúng trình tự được pháp luật thanh tra, kiểm tra, sự thống nhất giữa các bộ ngành.

Ban chỉ đạo 389 giục các Bộ cung cấp tài liệu liên quan đến Asanzo

Liên quan đến Asanzo, chiều 4/9, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cũng khẳng định, công tác chuẩn bị tài liệu cần có thời gian. Hiện đơn vị này vẫn đang tiến hành việc báo cáo và chưa thể cung cấp thông tin cho báo chí.

Còn về phía Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa có công văn hỏa tốc gửi các bộ, ngành, yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin và báo cáo kết quả liên quan đến Asanzo.

Khởi tố vụ đồ điện tử hiệu Asanzo nhập từ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Khởi tố vụ đồ điện tử hiệu Asanzo nhập từ Trung Quốc
Theo đó, ngày 26/8, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia nhận được công văn 4132/C03-P13 về việc đề xuất các Bộ, ngành chỉ đạo cung cấp tài liệu Asanzo của cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an.

Ban chỉ đạo 389 cũng đã có công văn 284 trước đó gửi Bộ Công Thương, Bộ Khoa Học và Công nghệ, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế, căn cứ nhiệm vụ được giao, phối hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra- Bộ Công an.

Tuy nhiên, đến nay, cơ quan Cảnh sát điều tra- Bộ Công an vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin, tài liệu kết quả kiểm tra xác minh của các bộ ngành liên quan trong giải quyết vụ việc của Asanzo.

“Để thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng về vụ việc trên, đề nghị các bộ, ngành: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin - Truyền thông, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế khẩn trương phối hợp cung cấp hồ sơ, tài liệu kết quả kiểm tra xác minh theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an về các nội dung có liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo và các công ty có liên quan đến các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo theo nội dung công văn 4132 (ngày 23/8) của cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an”, Zing dẫn nội dung văn bản của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia khẳng định.

Asanzo có dấu hiệu phạm tội?

Bộ Công an trước đó đã gửi văn bản đề xuất Ban chỉ đạo 389 quốc gia nhanh chóng đôn đốc các cán bộ, cơ quan, ban ngành phối hợp cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan đến doanh nghiệp của ông Phạm Văn Tam.

Tổng giám đốc Asanzo Phạm Văn Tam (phải) giới thiệu dòng TV màn hình cong đầu tiên của thương hiệu. - Sputnik Việt Nam
Người Việt không thích hàng Trung Quốc? Sự lừa dối từ mác made in Vietnam
Theo Bộ Công an, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, Ban chỉ đạo 389 quốc gia cần khẩn trương kết luận và chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để điều tra làm rõ theo đúng năng lực và thẩm quyền.

Về phía doanh nghiệp này, bắt đầu từ ngày 31/8/2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo đã tạm ngưng hoạt động kinh doanh sản xuất, nhằm tiết giảm chi phí trong lúc chờ kết quả thanh tra, kiểm tra của các Bộ, ngành.

Asanzo cho biết doanh nghiệp đã mất hơn 80% doanh số so với mức bình thường trong hai tháng qua. Tuy nhiên, công ty vẫn cam kết chi ít nhất 1 tỷ đồng mỗi ngày để trả lương cho nhân viên, kho bãi và các chi phí khác.

Doanh nghiệp cho hay, đến thời điểm này đã nhận được kết luận thanh tra từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Kiểm tra sau thông quan cho Asanzo và một số công ty khác có liên quan. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa nhận được dự thảo báo cáo kết luận cuối cùng từ Bộ Tài Chính và Bộ Công thương để đơn vị có cơ hội giải trình theo quy định của pháp luật về thanh kiểm tra.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có kết luận đối với trường hợp sản phẩm điện tử của công ty Asanzo được sắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" hoặc "chế tạo bởi Việt Nam" là đúng quy định pháp luật (cụ thể quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa).

Kết quả kiểm tra 38 doanh nghiệp gây nghi ngại?

Báo cáo xác minh của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cũng đã tiến hành xác minh giao dịch của Asanzo với các doanh nghiệp liên quan trong hệ sinh thái Asanzo. Theo đó, theo danh mục hàng hóa do công ty lắp ráp, mỗi năm Asanzo bỏ ra hàng trăm tỷ đồng mua linh kiện sản xuất, lắp ráp tivi, ấm đun nước, bếp từ, bếp hồng ngoại, máy lạnh…

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo - Sputnik Việt Nam
CEO Phạm Văn Tam lại nói "Asanzo là Made in Vietnam", không lừa khách hàng
Tuy nhiên, kết quả cho thấy có một doanh nghiệp không tra cứu được thông tin, ba doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở không thuộc địa bàn TP.HCM. Đó chính là, Công ty TNHH Poylink, Công ty cổ phần đầu tư công nghệ điện tử Asanzo và công ty TNHH Lotte Global Logicstics Việt Nam.

Thêm vào đó, trong 38 doanh nghiệp bị tiến hành thanh kiểm tra do sở KH-ĐT và Cục Hải quan TP. HCM cung cấp rất nhiều địa chỉ không có thật hay đã dừng hoạt động.

Qua kết quả xác minh, Công ty không có hoạt động sản xuất máy thông dụng tại địa chỉ đã đăng ký nên có thể là hoạt động tại một địa chỉ nào khác do có kê khai thuế GTGT và quyết toán thuế với Chi cục Thuế huyện Hóc Môn….

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường đã thành lập Đoàn công tác, phối hợp với các đom vị thuộc Bộ (Vụ Khoa học và Công Nghệ, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại) tiến hành làm việc, xác minh thông tin tại Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала