Để ngành hàng không không tụt hậu vì thiếu động cơ
Dự trữ dầu mỏ trên Trái đất có giới hạn. Và về mặt lý thuyết, khi ngày này đến, toàn bộ ngành hàng không thế giới sẽ nằm đất do không có hoặc giá thành quá cao của nhiên liệu truyền thống. Do đó ngày nay nhiều tập đoàn sản xuất máy bay đang nghiêm túc tham gia tìm kiếm và phát triển các động cơ điện thay thế. Với máy bay cỡ lớn, đó có thể là động cơ phản lực hoặc pít-tông truyền thống, nhưng được chuyển đổi sử dụng nhiên liệu khí: khí tự nhiên hóa lỏng hay nén (trữ lượng trên trái đất rất lớn) hoặc hydro. Tất nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết về việc lưu trữ đủ nguồn nhiên liệu khí đốt trên máy bay và đảm bảo an toàn cháy nổ (hydro và metan đòi hỏi cẩn thận hơn nhiều so với nhiên liệu gốc dầu mỏ).
Nhưng với máy bay cỡ nhỏ, động cơ điện có thể trở thành một lựa chọn thay thế: nhỏ gọn, nhẹ, im lặng, khi kết hợp làm việc cùng với cánh quạt.
Động cơ máy bay thay thế tại MAKS-2019
Tại Triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2019 ở ngoại ô Moskva, chủ đề về động cơ điện hàng không cũng được chú ý đến. Chiếc máy bay Tu-155 (Tu-154 với động cơ chạy bằng khí lạnh), được thử nghiệm tại Viện nghiên cứu chuyến bay Gromov thời Liên Xô, đã được trưng bày cho du khách và các chuyên gia. Và một số công ty nhỏ đã đề xuất các phát triển trong lĩnh vực động cơ điện cho máy bay nhỏ. Một trong số đó là công ty “Milandr-SM” từ Moskva.
Tàu lượn với động cơ điện
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik, Anton Nepochaty, kỹ sư thiết kế chính tại Milander-SM, cho biết:
“Chúng tôi đã phát triển hệ thống động lực sử dụng điện trong một thời gian dài. Đó là động cơ điện, máy phát, bộ điều khiển dòng điện biến thiên và ắc quy. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm lắp đặt trên các phương tiện vận tải. Cho đến nay, hiện mới trên mặt đất (xe máy, ô tô). Ví dụ xe đạp điện chuẩn bị được sản xuất hàng loạt. Hiện nay chúng tôi chú ý đến máy bay. Động cơ của công ty đã làm việc trên quadrocopters (drone nhỏ 4 cánh), và đang cố gắng lắp trên dù lượn, tàu lượn và máy bay hạng nhẹ. Do đó như là một “nguyên mẫu” trước khi sản xuất động cơ điện máy bay, chúng tôi giới thiệu một tàu lượn thể thao sản xuất hàng loạt từ công ty “sản xuất thiết bị hàng không Penza”, được trang bị hai động cơ điện với cánh quạt, bộ điều khiển và ắc quy do công ty chúng tôi phát triển. Động cơ điện quay cánh quạt cho phép máy bay bay được tới 1,5 giờ với tốc độ 110 km / h. Hoặc cho phép tàu lượn có thể bay mà không cần máy bay kéo: tàu lượn tăng tốc và cất cánh độc lập. Ngoài bản hai động cơ, còn có tàu lượn một động cơ, cũng do đối tác từ Penza chế tạo. Rõ ràng là hiệu suất bay khiêm tốn hơn: động cơ điện ở đó chỉ thực hiện các chức năng phụ trợ”.
Danh mục động cơ điện tại công ty Milander-SM khá rộng rãi. Kỹ sư Anton Nepochaty giải thích:
“Sản phẩm của chúng tôi - động cơ điện có công suất 25, 42, 75 và 250 kilowatt. Với mỗi loại động cơ có các loại ắc quy phù hợp về kích thước, công suất và dòng xả”.