«Hiện nay trên thị trường thế giới đang có nhu cầu rất cao về các phương tiện phóng, những tên lửa mới này sẵn sàng xung trận đọ sức với bất kỳ loại tên lửa Mỹ, bất kỳ nhà sản xuất nào đang có mặt trên thị trường», - lời tuyên bố của ông Rogozin được trích dẫn trong video đăng tải trên trang web của «Roskosmos TV».
Tên lửa «Soyuz-5» được sáng chế từ năm 2016 (hợp đồng ký năm 2018) để thay thế cho tên lửa «Zenit». Cuộc phóng đầu tiên dự kiến vào năm 2022, nhưng mới đây có lệnh hoãn lui đến năm 2023.
Cũng gần đây được biết về phát triển tên lửa «Soyuz-6», khác biệt với «Soyuz-5» ở chỗ sử dụng động cơ RD-180 thay vì RD-171 ở kỳ đầu tiên. RD-180 bằng một nửa của RD-171. Trong tương quan này, công suất thiết kế của «Soyuz-6» sẽ là 9 tấn trên quỹ đạo gần Trái đất thay vì 17 tấn ở «Soyuz-5».
Kể từ đầu những năm 2000, trong thời gian dài Nga là thủ lĩnh dẫn đầu về số lượng các cuộc phóng vũ trụ, kể cả thị trường phóng dịch vụ thương mại. Tên lửa «Proton-M» và «Soyuz», cũng như những tên lửa đẩy khác của Nga, chiếm giữ hơn 50% toàn bộ các cuộc phóng thương mại trên thế giới.
Đến năm 2012 diễn ra lần giảm bớt đầu tiên về số lượng cuộc phóng và từ sau năm 2014, thị phần của Nga dần giảm, bởi kể từ năm 2013, đơn đặt hàng bắt đầu bị công ty SpaceX của Mỹ tranh mất. Năm 2016, Nga chiếm vị trí thứ ba về tổng số lần phóng, thua kém Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2017, công ty thương mại SpaceX của Mỹ với một tên lửa Falcon 9 đã chỉ thua một chút về số lần phóng so với toàn bộ chương trình không gian của Nga. Năm 2018, SpaceX phóng lên vũ trụ nhiều tên lửa hơn toàn bộ ngành công nghiệp vũ trụ Nga, kể cả những cuộc phóng phục vụ lợi ích của Bộ Quốc phòng và tính cả phóng từ sân bay vũ trụ Pháp Kourou - chỉ 20 cuộc, trong đó có một lần xảy ra tai nạn làm tên lửa rơi.