Về lý do tại sao NATO lại quan tâm chặt chẽ đến hoạt động này, - trong tài liệu của Sputnik.
Cuộc diễn tập gần Nizhny Novgorod
Cuộc tập trận sẽ diễn ra sâu trong nội địa, không xa làng Mulino ở vùng Nizhny Novgorod. Như Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết, điều này được thực hiện một cách có chủ ý: quân đội Nga và Belarus không muốn đánh động các đối tác phương Tây và làm trầm trọng thêm tình hình châu Âu, mặc dù NATO đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập trong những năm gần đây sát gần biên giới Nga.
Bản chất của cuộc tập trận là phòng thủ, một trong những mục tiêu chính - bảo vệ biên giới khỏi sự xâm lược của địch thủ. Sau khi phân tích các cuộc xung đột vũ trang diễn trong những năm gần đây, quân đội đã đưa ra kết luận: phần lớn được bắt đầu bằng việc kích hoạt những kẻ khủng bố, ly khai và các nhóm vũ trang bất hợp pháp với sự hỗ trợ của lực lượng thứ ba.
Và mặc dù các lựa chọn khác nhau sẽ được thực hiện, sẽ nhấn mạnh vào cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố và nhóm phiến quân, bao gồm cả việc giải phóng và tảo thanh các khu định cư. Có kế hoạch áp dụng rộng rãi kinh nghiệm của quân đội Nga tham gia chiến dịch ở Syria.
Các bài tập sẽ diễn ra toàn thời gian - cả ban ngày và ban đêm. Ở giai đoạn đầu tiên, các đơn vị thuộc nhóm quân khu vực dưới sự chỉ huy chung sẽ phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt các băng nhóm vũ trang bất hợp pháp, các nhóm phá hoại và trinh sát của kẻ thù. Giai đoạn thứ hai dành trọn cho việc phát triển chỉ huy và kiểm soát chung trong các hoạt động phòng thủ và ổn định tình hình chiến trường.
"Lá chắn Liên minh" năm nay được đặc trưng do sự tham gia của một số lượng lớn quân nhân và rất nhiều thiết bị quân sự. 12 nghìn quân và gần 1000 xe tăng, bọc thép đã kéo vào khu vực Nizhny Novgorod. Hỗ trợ cho các binh sĩ mặt đất, từ trên không sẽ có 70 máy bay chiến đấu và trực thăng. 4000 binh sĩ, hơn 100 xe tăng, xe bọc thép, 50 hệ thống tên lửa, pháo và súng cối, máy bay và trực thăng đã đến Nga từ Belarus.
Phía Tây «nóng bỏng”
Kể từ năm 2009, cuộc tập trận chung "Lá chắn Liên minh" giữa Nga và Belarus được tổ chức hai năm một lần, luân phiên trên lãnh thổ của cả hai nước. Cuộc diễn tập đầu tiên diễn ra vào năm 2006 với chủ đề xác lập Hệ thống phòng không thống nhất của Nga và Belarus. «Lá chắn Liên minh» là một yếu tố quan trọng trong sự hợp tác quân sự giữa hai quốc gia và là giai đoạn cuối cùng của việc huấn luyện quân sự chung cho các quân nhân.
Tính chất phòng thủ của các cuộc tập trận là do các nhà lãnh đạo quân sự Nga và Belarus tỏ ra lo ngại về các cuộc diễn tập tấn công của NATO. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Belarus Oleg Belokonev, tuyên bố cho biết một phân tích về các cuộc tập trận lớn nhất của NATO, như Anaconda-2018 và Dragon-2019, cho phép kết luận về sự phát triển các lựa chọn vũ lực đối với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong không gian hậu Xô Viết.
Ngoài ra, việc huấn luyện lực lượng NATO đã chuyển trọng tâm từ phòng thủ và các chiến dịch đặc biệt sang phòng thủ và tấn công. Liên minh NATO đang thực hành việc sử dụng quân đội ở ngay gần biên giới của Nhà nước Liên minh Nga - Belarus.
Bộ Quốc phòng hiện nay đặc biệt chú ý bảo vệ hướng tây. Và đó là điều dễ hiểu. NATO tiến hành hàng chục cuộc tập trận ở các quốc gia giáp với Nga. Quân đội NATO huấn luyện chiến đấu cả trên bộ, trên không và trên biển. Đôi khi họ không cần che giấu việc coi Nga như một kẻ thù chính.
Đồng minh mạnh mẽ
Tình hình chính trị - quân sự ở biên giới phía tây đất nước vẫn căng thẳng. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, vấn đề được đặc trưng do sự gia tăng sự hiện diện quân sự của NATO ở Đông Âu, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Ba Lan và Romania, mở rộng liên minh quân sự với Phần Lan và Thụy Điển.
Bộ Quốc phòng Nga đang có những hành động tương ứng. Vì vậy, để cải thiện sức mạnh chiến đấu của quân đội và hệ thống căn cứ theo hướng tây, hơn 70 đơn vị quân đội đã được thành lập. Hàng ngàn đơn vị vũ khí thiết bị mới và hiện đại hóa được trang bị cho nhóm quân đội của Quân khu phía Tây.
Và, tất nhiên, việc huấn luyện lực lượng Nga và đồng minh duy nhất ở phía Tây - Belarus, đóng một vai trò quan trọng. Theo các thỏa thuận, trong trường hợp bị nước thứ ba tấn công, cả hai quân đội sẽ hành động cùng nhau.
Về hợp tác kỹ thuật quân sự, Nga thuê hai căn cứ ở Belarus - «Baranovichi» trong hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa và «Vileyka» - nơi cung cấp sự tương tác với các tàu ngầm hạt nhân trực chiến ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hơn nữa, Nga không trả một xu nào, vì các cơ sở này hoạt động vì an ninh chung của Nhà nước Liên minh.
Về phần mình, Moskva giúp đỡ bằng mọi cách để tăng cường khả năng phòng thủ của Belarus: cung cấp cho nước láng giềng phương Tây tất cả các vũ khí và thiết bị quân sự cần thiết. Hầu hết các vũ khí được chuyển giao miễn phí hoặc với giá ưu đãi. Minsk tiếp nhận vũ khí nhỏ, pháo binh, xe bọc thép và hệ thống phòng thủ tên lửa.