Trước đó Bigelow Aerospace dẫn dữ liệu của Không quân Hoa Kỳ công bố về 5,6% tiềm năng xảy ra vụ va chạm. Trong tương quan này, chuyên gia hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Natan Eismont nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng ông sẵn sàng đánh cược là sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra.
«Theo dữ liệu của Không quân Hoa Kỳ, đã không xảy ra vụ va đụng nào giữa Genesis-2 và «Cosmos-1300», - Bigelow Aerospace cho biết trên Twitter.
Today, we were notified by the US Air Force that there is a 5.6% chance that Genesis II will collide with dead Russian satellite Cosmos 1300 in 15 hours. Although this is a relatively low probability, it brings to light that low Earth orbit is becoming increasingly more littered. pic.twitter.com/l6McbDgRNo
— Bigelow Aerospace (@BigelowSpace) 17 сентября 2019 г.
Genesis-2 được đưa lên quỹ đạo vào tháng 6 năm 2007 khi nó ở dạng gấp gọn rồi sau đó được bơm đầy không khí. Nó đã làm việc 2 năm rưỡi. Trước nó, trên quỹ đạo có Genesis-1. Công ty dự kiến tạo lập trạm vũ trụ thương mại từ những mô-đun có thể biến đổi.
«Cosmos-1300» được phóng lên không gian hồi tháng 8 năm 1981. Theo các dữ liệu chưa có xác nhận, đây là vệ tinh trinh sát điện tử «Tselina-D». Vào tháng 2 năm 2009, bộ máy vũ trụ «Cosmos-2251» của Nga và bộ máy Mỹ «Iridium 33» đã va vào nhau trên quỹ đạo, tung ra vô số mảnh vỡ trong vũ trụ, khiến các vệ tinh đang hoạt động phải né tránh.
Trước đó, ông Yuri Kolyuk đại diện Trung tâm mô phỏng và điều khiển chuyến bay (là Viện nghiên cứu chủ đạo của «Roskosmos») thông báo rằng kể từ năm 1961, khi sự kiện đầu tiên diễn ra, đã ghi nhận trên quỹ đạo có khoảng 250 vụ phá hủy các vật thể không gian (gồm các vệ tinh không hoạt động và đang làm việc, các kỳ của tên lửa đẩy sau khi phóng và khối tăng tốc).
Theo lời ông, xảy ra việc phá vỡ các vật thể không gian hoặc do kết quả từ vụ nổ trong các vật thể đó hoặc sau khi va chạm với đối tượng khác.