Có đáng trả triệu đô cho một tấm bản đồ cũ về Biển Đông?

© REUTERS / Erik De CastroLá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông
Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây tại cuộc đấu giá ở Manila một tấm bản đồ cũ của Philippines đã được mua với mức 40 triệu peso (đúng bằng 1 triệu USD). Liệu có đáng chăng khi bỏ ra khoản tiền lớn như thế? – chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik đặt câu hỏi.

Có gì trên tấm bản đồ này?

Cổ vật được bán tại buổi đấu giá là bản đồ Philippines thế kỷ 18, có 900 đô thị và các điểm dân cư khác, trên đó vẽ sông ngòi và các vùng chứa nước, đường biên giới quốc gia được thể hiện rõ ràng. Dọc theo cạnh bản đồ là những bức tranh mô tả cuộc sống của người dân Philippines đương thời – đi lễ nhà thờ, chơi đàn mandolin, nhảy múa, buôn bán. Nhưng điểm chính quan trọng nhất, thu hút sự chú ý của các chuyên gia vào tấm bản đồ này, là rạn san hô Scarborough nằm ở Biển Đông được chỉ định là một phần của lãnh thổ Philippines.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Philippines đang hành xử ‘được một mất mười’

Thế nhưng ngày nay, chính rạn san hô này là đối tượng làm đã bùng ra cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh.

Bản đồ cũ không phải là luận chứng trong cuộc tranh chấp

Hẳn là ai đó ở Philippines đang hy vọng rằng tấm bản đồ vừa tậu sẽ giúp tranh chấp với Trung Quốc. Người Philippines từng thực hiện nỗ lực tương tự như vậy vào năm 2013, khi họ đệ đơn kiện Trung Quốc ở Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague vì hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Khi đó, phía Philippines đã trình ra tòa án ở The Hague tới 270 bản đồ. Như đã rõ, Tòa trọng tài Hague đã phán quyết đáp ứng đơn kiện của Manila, xác định Bắc Kinh là bên vi phạm luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển. Nhưng những tấm bản đồ không đóng vai trò gì trong vụ phán xử này. Các thẩm phán xử án xuất phát  từ tình hình thực tế trên biển, hình dạng các đảo và rạn san hô, cùng hành động cụ thể của Bắc Kinh.

Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay sau lễ ký kết tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 20 tháng 10 năm 2016 - Sputnik Việt Nam
Philippines thừa nhận "có vấn đề cần giải quyết" với Trung Quốc ở Biển Đông

Tại sao Tòa The Hague, cả trong những trường hợp khác, đều không chấp nhận xét  đến bằng chứng lịch sử, bao gồm các bản đồ địa lý? Vấn đề là ở chỗ mỗi bên đều thủ sẵn những bằng chứng như vậy. Ví dụ, người Trung Quốc có giấy phép thời nhà Minh (nghĩa là tài liệu đã 600 năm!), chứng tỏ rằng ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt cá chính trong khu vực rạn san hô Scarborough. Các sử gia Trung Quốc tìm thấy những ghi chép mô tả các hòn đảo ở Biển Đông trong các tài liệu có niên đại thế kỷ thứ 2 trc.CN.  

Tốt thôi khi người Trung Hoa tôn trọng ký ức về tổ tiên họ, nhưng lại có điều tệ hại là họ vi phạm quy tắc pháp lý quốc tế đang có hiệu lực hiện nay, lấn đảo, tuyên cáo vô căn cứ rằng một phần quan trọng của Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc.

Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
Đã rõ thỏa thuận ‘ăn chia’ giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông

“Bản đồ mẹ của mọi bản đồ Philippines”

Dù sao chăng nữa, theo cái nhìn của quan sát viên Piotr Tsvetov, cũng đáng giá khi trả ra khoản tiền lớn để có tấm bản đồ như vậy. Bản đồ được chuyên gia đồ bản Nicolas de la Cruz Bagay thực hiện vào năm 1734. Chỉ tạo ra có một số ít bản (dưới một chục). Một số được lưu giữ trong các thư viện ở Pháp, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, 3 bản sao được bảo quản trong các bộ sưu tập tư nhân ở Philippines. Bây giờ thêm một bản sao nữa xuất hiện ở Philippines. Nhưng thông tin về chủ nhân hiện tại của tấm bản đổ này không được tiết lộ tại cuộc đấu giá.

Đương nhiên, bản đồ năm 1734 là tài sản lớn, là bảo vật quốc gia đích thực. Đây là tấm bản đồ cổ nhất của Philippines. Nó xứng đáng với ngôi vị “bản đồ mẹ của mọi bản đồ” mà nước này có được, là nguồn tư liệu quý giá về lịch sử quốc gia Philippines.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала