Họ muốn theo dõi các hoạt động đó cả trên không và từ dưới nước. Sputnik giới thiệu bài viết về khả năng hiệu suất của các chiến thuật đối phó như vậy.
Trận đấu mới “vì Đại Tây Dương”
Trong tháng 9, khoảng 800 thủy thủ từ Bỉ, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Anh và Hoa Kỳ đã tham gia cuộc tập trận quy mô lớn của NATO ở ngoài khơi bờ biển Bồ Đào Nha. Suốt cả tháng trời, họ học cách theo dõi tàu ngầm và tàu nổi, tìm kiếm và tháo gỡ các loại thủy lôi. Theo giả định truyền thống, kẻ thù chính là Nga, mà cụ thể là hạm đội tàu ngầm. Người ta thử nghiệm hàng chục hệ thống khác nhau: các khí cụ bay trên không và bơi dưới nước, nhiệm vụ chính là phát hiện tàu ngầm, giám sát chặt và liên tục truyền tọa độ về cho nhóm tàu hải quân tấn công.
Phương Tây đang thấy bất an nghiêm trọng bởi “mối đe dọa ngày càng tăng từ phía các tàu ngầm Nga” hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương. NATO thừa nhận không có đủ số lượng tàu với hệ thống sonar hiện đại cho phép phát hiện tàu ngầm tên lửa hạt nhân và tàu ngầm diesel đa năng có độ ồn thấp của Nga. Hạm đội hiện có của khối Liên minh không đủ sức đồng thời kiểm soát tất cả các điểm trên đại dương thế giới, là nơi đối phương có thể giáng đòn tấn công tiềm năng. Các chiến lược gia phương Tây đặc lo ngại về tên lửa hành trình Kalibr. Để khắc phục tình hình, họ tin chắc rằng cần phải ứng nghiệm thật nhiều các tổ hợp hàng hải không người lái không đắt tiền. Các vị Đô đốc của NATO cho rằng UAV sẽ thay đổi tổng thể cán cân lực lượng trên biển và có thể đối phó hiệu quả cả với các tàu ngầm hiện đại và chạy êm nhất.
Trinh sát-do thám điện tử
Cụ thể, trong các cuộc tập trận đã huy động khí cụ bay không người lái REMUS 600, xuất hiện ở Mỹ vào đầu những năm 2000 và thoạt tiên được dự kiến dành cho công việc tìm kiếm thủy lôi. Phiên bản cải tiến hơn nữa, vẻ ngoài trông giống quả ngư lôi 4 mét, có trang bị sonar, nhiều bộ cảm biến khác nhau, có khả năng mang theo hàng loạt thiết bị khác. Theo ý kiến của các nhà phát triển, khí cụ này tự tin hoạt động độc lập ở độ sâu lên tới 600 mét trong mấy ngày và nếu cần thiết thì lặn xuống gần 1.500 mét. Chỉ huy có thể điều khiển khí cụ không người lái dưới nước ở khoảng cách lên tới 100 km. Còn một thiết bị khác là Wave Glider. Tương tự như tấm ván lướt sóng, robot này có gắn thiết bị theo dõi tinh vi, hoạt động hoàn toàn độc lập. Nó sạc ắc-quy từ các tấm pin mặt trời, có thể di chuyển gần như không giới hạn thời gian trên bề mặt đại dương với tốc độ tới 2 km/giờ. Ban đầu, khí cụ không người lái được phát triển dành cho các giàn khoan dầu khí ngoài khơi như một phương tiện đo hoạt tính địa chấn và từ trường ở các khu vực khoan nước sâu, cũng như phát hiện rò rỉ trong quá trình khai thác và vận chuyển dầu mỏ. Tuy nhiên, bộ máy tự động này cũng đã thu hút sự chú ý của các nhà quân sự. Bây giờ, Hải quân Hoa Kỳ dùng Wave Glider để làm “lính trinh sát”, để theo dõi thời tiết, cũng như để phòng thủ hàng loạt hải cảng.
Lại thêm “cỗ máy ngốn tiền” kế tiếp
Ngay từ năm 2010, trong khuôn khổ chương trình "Anti-Submarine Warfare Continuous Trail Unmanned Vessel" Lầu Năm Góc bắt đầu thành lập đội tàu nổi không người lái chuyên săn ngầm. Theo ý tưởng của các nhà quân sự, “con tàu ma” nặng 145 tấn với các thiết bị tác chiến điện tử, vũ khí nhỏ và tên lửa sẽ tự động cày nát đại dương trong thời gian dài.
Trên thực tế, theo quan điểm của các chuyên gia, đối với ngành công nghiệp Mỹ, chương trình này không gì khác hơn là một cái cớ để rút hàng trăm triệu USD từ ngân sách. Nhìn chung, hiệu quả của số tiền khủng như vậy có xu hướng là bằng 0. Để bao phủ toàn bộ các điểm trên đại dương thế giới, đòi hỏi phải có hàng ngàn thiết bị công nghệ cao. Mà như vậy thì ngay cả Hoa Kỳ cũng không kham nổi! Trong các cuộc vận động hành lang quân sự-công nghiệp về chương trình này, biện luận về sự cần thiết phải phát triển các hệ thống như “tàu ma”, người ta dựa vào "xác suất giáng đòn tấn công hạt nhân" nhắm vào Hoa Kỳ từ phía biển. Nhưng tầm xa của các tên lửa đạn đạo phóng từ trên biển ở mức khiến các tàu ngầm Nga chẳng cần rời khỏi lãnh hải quốc gia mà vẫn thừa sức tấn công.
Trong những năm Chiến tranh Lạnh, hệ thống sonar SOSUS của Mỹ đảm trách theo dõi sự di chuyển của các tàu ngầm Liên Xô. Hệ thống này tập hợp vô số các cảm biến và dây cáp đặt dọc theo đáy đại dương, ghi lại vị trí chính xác của con tàu, tính toán lộ trình của nó và chỉ dẫn cho lực lượng chống tàu ngầm. Thế nhưng các thủy thủ Liên Xô vẫn phá vỡ được các thành tố của SOSUS.
Hiện nay có câu hỏi còn bỏ ngỏ: trong tương lai gần tới, liệu NATO có thành công chăng với việc tạo ra hệ thống hiệu quả hơn? Tuy nhiên, có thể nói rằng bộ chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ và NATO rõ ràng rất chăm lo khôi phục trạng thái đồng đẳng quân sự trên biển. Bắc Đại Tây Dương - "cửa ngõ vào Bắc Cực" – đang được dành chú ý đặc biệt. Khu vực này thuộc vùng trách nhiệm của Hạm đội II Hải quân Hoa Kỳ, mà gần đây người ta quyết định hồi sinh.