Một quan điểm phổ biến là trong thời đại tên lửa với độ chính xác cao và máy bay chiến đấu hiện đại, các loại súng với cỡ nòng này đã trở nên lỗi thời. Qua điểm này có đúng hay không? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.
Nâng cao độ chính xác
Tiểu đoàn pháo tự hành Malka đang trên vị trí chiến đấu, chĩa pháo lên một boongke kiên cố của những kẻ khủng ở khoảng cách 40km. Kíp lái biết tọa độ của mục tiêu trực tiếp từ UAV Orlan-10. Các xạ thủ thực hiện những điều chỉnh cuối cùng, sau đó bắn một loạt đạn nổ mạnh phản ứng chủ động làm rung chuyển mặt đất. Mục tiêu bị tiêu diệt.
Vào cuối tháng 9, tại Vùng Amur, các loại pháo tự hành có sức công phá lớn và độ chính xác cao đã lần đầu tiên kết hợp làm việc với máy bay không người lái. Sự cộng sinh như vậy cho thấy những khả năng mới của loại pháo không phải là hiện đại nhất. Và Bộ Quốc phòng không vội loại ra khỏi biên chế các khẩu pháo này.
“Mục tiêu chính của việc hiện đại hóa Malka và Tyulpan là tăng độ chính xác của chúng, - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov nói với Sputnik. - Trước đây, các hệ thống này là một phần của lực lượng dự bị thuộc Bộ tư lệnh tối cao Liên Xô và đã có khả năng sử dụng đạn hạt nhân chiến thuật. Hiện nay, không có nhu cầu như vậy, nhưng, hai hệ thống này vẫn là hữu hiệu. Ở Syria, pháo binh có đóng góp quan trọng vào chiến thắng chung trong chiến dịch chống khủng bố. Gần một nửa số tổn thất của các nhóm khủng bố là do hỏa lực của các hệ thống cỡ nòng lớn và pháo phản lực bắn loạt. Pháo hạng nặng không thể thiếu khi có nhiệm vụ phá vỡ các công trrình kiên cố".
Vũ khí thế kỷ XXI
Mặc dù Malka đã được chế tạo cho đạn pháo với đầu đạn đặc biệt, pháo tự hành này cũng có thể bắn đạn phi hạt nhân có sức công phá lớn. Ví dụ, quả đạn nổ mạnh phản ứng chủ động nặng 100 kg có tầm bắn 50km. Nói cách khác, về khả năng chiến đấu, khẩu pháo tự hành này sánh ngang với pháo chủ lực trên tàu chiến thời Thế chiến thứ hai.
Để phá hủy các boongke và tấn công bộ binh, pháo tự hành có các loại đạn xuyên bê tông, phân mảnh và nổ mạnh. Theo các chuyên gia, tính vạn năng của Malka là lý do chính khiến Nga hiện đại hóa nó. Ngoài ra, kinh nghiệm của các cuộc xung đột vũ trang trong mấy thập kỷ qua chỉ ra rằng, các loại pháo tự hành cỡ nòng 152mm không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Các phiên bản nâng cấp của Malka và Tyulpan sẽ đóng vai trò súng bắn tỉa tầm xa có khả năng phá hủy các mục tiêu được bảo vệ tốt nhất. Các loại đạn cho cỡ nòng lớn như vậy vẫn là rẻ hơn nhiều so với tên lửa hành trình Kalibr hoặc bom có điều khiển. Ngoài ra, nhiều loại đạn này vẫn được cất giữ trong các nhà kho từ thời Chiến tranh Lạnh.
Các chuyên gia nước ngoài cũng hiểu rõ tầm quan trọng của tầm cỡ lớn như vậy. Mỹ vẫn vận hành pháo lựu tự hành M110 cỡ nòng 203mm đã được trang bị cho quân đội vào năm 1962.
Pháo tự hành được đem vào sử dụng hơn 40 năm
Pháo tự hành 2S7M Malka là phiên bản sửa đổi của pháo tự hành 2S7 Pion. Mục đích chính của loại pháo tự hành này đã được đưa vào biên chế vào năm 1975, là bắn vào hậu phương địch, phá hủy các căn cứ và phương tiện tấn công hạt nhân quan trọng ở khỏng cách xa tới 50 km.
Pháo tự hành Malka đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 1986. Bây giờ trong quân đội có khoảng 60 khẩu pháo 2S7, và khoảng 260 khẩu pháo 2S7 đang trong kho dự trữ.
Súng cối tự hành 240 mm 2S4 Tyulpan được đưa vào biên chế vào năm 1972, vẫn có cỡ nóng lớn nhất trong số những khẩu súng tương tự. Quả đạn được phóng từ súng cối này xuyên thủng khoảng 12 mét kết cấu bê tông cốt thép hoặc mái nhà chứa máy bay kiên cố. Tầm bắn lên tới 9 km.