Nhu cầu mua sắm thiết bị mới được lý giải là để thay thế hoạt động của T-55 và T-62 Liên Xô đã lỗi thời. Ai Cập hoàn toàn đã có thể thay thế những chủng tăng cũ bằng thế hệ xe tăng Abrams của Mỹ, hiện đang hoạt động trong biên chế quân đội nước này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quốc gia nêu trên lại lựa chọn tận dụng ưu thế từ dòng xe tăng tối tân của Nga.
Phương án “cắt giảm”
Thực tế là việc hiện đại hóa các trang thiết bị, phương tiện Mỹ hiện có trong quân đội, được sản xuất tại Ai Cập với chi phí do phía Hoa Kỳ “đứng mũi chịu sào”, sẽ tiêu tốn một khoản tiền khá lớn. Đồng thời, hướng hiện đại hóa cũng không hoàn toàn rõ ràng, bởi các biến thể của phiên bản xe tăng được chuyển giao cho phía Ai Cập cũng đã bị cắt giảm một số đặc trưng kỹ thuật.
Khả năng cơ động kém
Theo phía Ai Cập, Abrams quá to và nặng, nghĩa là khả năng cơ động kém. Chính vì thế, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển và sử dụng trang thiết bị ngay trong những cuộc xung đột không cân xứng, chẳng hạn như cuộc chiến ở Yemen. Đối với địa hình gồ ghề, những cỗ xe này sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu cho tên lửa và lựu đạn tích hợp chống tăng.
Nhiều cơ hội hơn cho ngành công nghiệp quốc phòng
Việc mua T-90 cũng có lợi ở chỗ nó sẽ làm giảm sự phụ thuộc của lực lượng vũ trang Ai Cập vào tổ hợp công nghiệp quân sự Hoa Kỳ, cho phép phân bổ nhiều ngân sách hơn cho sự phát triển ngành công nghiệp quân sự quốc phòng của riêng quốc gia này.