Vào tháng 5 năm 2019, tại một cuộc họp với đại diện của các quốc gia giáp Bắc Cực, người Mỹ đã nói rõ với các quan chức Canada rằng Canada “nên quên đi về quyền của mình đối với hành lang tây bắc Bắc Cực”, tác giả bài báo viết. Họ yêu cầu từ phía Trung Quốc đóng cửa các nhà ga ở Iceland, Na Uy và ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho tuyến đường biển phía Bắc của Nga. Còn nước Nga, theo Washington, phải rút quân khỏi các khu vực Bắc Cực. Như vậy là người Mỹ đột nhiên trở thành những người ủng hộ ý tưởng rằng Tuyến đường biển phía Bắc phải là tuyến đường chung chứ không chỉ riêng của Nga, ông Milosevic nhận định.
Theo nhà báo người Serbia, Tuyến đường biển phía Bắc rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và như một phương tiện gây áp lực đối với Nga, bởi vì đối với nước này đây không chỉ là hành lang hậu cần quốc tế mà còn là một động mạch giao thông nội bộ. Sự phát triển của nó, như tác giả lưu ý, cho phép kết nối vùng biển rộng lớn ở phía đông và phía bắc đất nước. Cuối cùng, Tuyến đường biển phía Bắc sẽ tạo điều kiện để hình thành một hệ thống kinh tế khổng lồ duy nhất có thể liên kết các lãnh thổ rộng lớn của khu vực Viễn Bắc và Viễn Đông. Những khu vực này có tiềm năng đến mức chúng có thể trở thành đầu tàu cho sự phát triển của toàn đất nước, Milosevic khẳng định.
Washington đã nhiều lần tuyên bố về sự cần thiết phải chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga ở khu vực Bắc Cực.