Kết luận này được các chuyên gia ấn bản thông tin chính trị quân sự Mỹ The National Interest đưa ra, sau khi so sánh hiệu quả giữa F-15EX và F-35.
Loại máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle (Đại bàng) của Mỹ có hai nhiệm vụ chính. Trong thời bình, các máy bay chiến đấu thực hiện chức năng đánh chặn: tuần tra biên giới trên không của đất nước, ngăn chặn và bay kèm máy bay quân sự các quốc gia khác bay gần không phận. Trong trường hợp chiến tranh, "Đại bàng" cần phải giành được quyền tối thượng trên không: chiến đấu với tiêm kích đối phương. Các nhiệm vụ tương tự được đặt ra đối với máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga Su-27/30/35.
Những nhà phát triển đang cố gắng thể hiện F-15EX như một đối thủ xứng tầm với máy bay chiến đấu đa năng F-35 thế hệ 5. Họ lý luận: “Đại bàng” phiên bản mới có thể hoạt động chống lại hệ thống phòng thủ đối phương và “quét sạch” bầu trời. Còn F-35, như đã biết, không phải là máy bay tiêm kích: khi gặp đối thủ nghiêm túc, các phi công “tàng hình” được khuyên không nên tự mình tham gia không chiến, rút đi dưới sự bảo vệ của F-22 hoặc của F-15.
Tuy nhiên, khả năng tàng hình của F-15EX mà McDonnell Douglas tuyên bố , không có nghĩa là máy bay không nhìn thấy được trên radar phòng không. Trong trường hợp tốt nhất, lớp phủ tàng hình sẽ làm giảm khoảng cách phóng tên lửa phòng không. Tệ nhất nếu đối thủ sử dụng radar tầm xa băng sóng không tiêu chuẩn hoặc còn được gọi là “radar bistatic” (như Barrier-E của Nga - Sputnik), thì công nghệ tàng hình hoàn toàn không giúp ích gì. Rốt cuộc bản chất của radar bistatic là như sau: các cột tiếp nhận và truyền phát của trạm radar như vậy được phân bố rộng rãi. Chúng quét các vật thể nằm giữa chúng và tạo thành một hàng rào radar. Giao điểm của rào chắn này với mục tiêu trên không được xác định bất kể sự hiện diện của lớp phủ tàng hình trên mục tiêu.
“Trong trường hợp này chúng ta cần xem xét vấn đề ở hai khía cạnh. Makar Aksenenko nói, - Đầu tiên là chính máy bay. Việc hiện đại hóa các sản phẩm thành công đã được chứng minh, có thể là Su-27 hoặc F-15 - đó là một xu hướng chung. Tại sao phải vứt bỏ các phương tiện vẫn còn tốt, khi có thể cải tiến thiết bị điện tử, mở rộng danh mục ứng dụng vũ khí. Khi đó, máy bay sẽ có được chất lượng mới và mở rộng khả năng sử dụng trong chiến đấu, đặc biệt là trong những trường hợp khi thiết bị được thiết kế "cho chính mình".
Khía cạnh thứ hai là cuộc chiến "máy bay tấn công - vũ khí phòng không". Ở đây mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Công nghệ mới nhất và vũ khí không người lái (UAV, tên lửa hành trình) rất tốt cho "các cuộc tấn công điểm". Còn để tiến hành hoạt động trên không phạm vi lớn, phải có loại máy bay tấn công truyền thống: máy bay ném bom, tiêm kích – bom đa năng, cường kích. Để làm điều này, cần có các hệ thống hàng không đã được thử thách, hiện đại hóa theo công nghệ hiện đại.
Nhưng đánh bại kẻ địch yếu hơn bằng các hệ thống robot: máy bay không người lái, tên lửa hành trình, còn bản thân vẫn giữ ở khoảng cách an toàn, là một chuyện. Và một điều hoàn toàn khác - cần phải “ tiến hành chiến dịch tấn công từ trên không” đối với một địch thủ mạnh về công nghệ, trang bị hệ thống phòng không công nghệ cao hiện đại. Không một công nghệ tàng hình nào có thể chống lại các hệ thống này! Hơn nữa thực tiễn quân sự đã chỉ ra “máy bay tàng hình” vẫn hoàn toàn bị phát hiện từ không gian vũ trụ, bằng phương tiện trinh sát vô tuyến, và đôi khi ngay cả với sự trợ giúp của các hệ thống radar cũ. Vì vậy, người Mỹ khi buộc phải tấn công quy mô lớn chống lại những "đối thủ có thể" (Nga, Trung Quốc), bằng hai thê đội bao gồm hiện đại (thê đội 1) và vũ khí hàng không truyền thống (thê đội 2)”.