Nhàm chán và đơn điệu
"Có vẻ như nhiều người Nhật coi Đường sắt xuyên Siberia, động mạch chủ của Nga, là lãng mạn", - Hattori viết.
Tuy nhiên, theo ông, chuyến đi dài dọc theo đường sắt cao tốc này "không được tốt lắm".
"Một trong những điều hấp dẫn của du lịch bằng đường sắt là khung cảnh bên ngoài cửa sổ. Tuy nhiên, khi thiết kế tàu Nga, yếu tố này không được coi trọng lắm. Các cửa sổ trong toa thường bị mờ hoặc bị bẩn, vì vậy khó có thể nhìn rõ những gì đang diễn ra bên ngoài," - Hattori nhận xét.
Trong trường hợp này, theo tác giả, kỳ vọng chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp, "rất có thể sẽ không thành hiện thực."
"Đương nhiên, điều đó phụ thuộc vào phần đất mà tuyến đường đi qua, nhưng nói chung,cảnh quan thực tế không thay đổi: mọi nơi đều đều có những cánh đồng đơn điệu và vô tận", - ông viết.
Theo nhà báo, "đây không phải là những cảnh quan mà tôi muốn chiêm ngưỡng trong vài ngày liền."
"Ngoài ra, cây cối dọc theo đường sắt hậu Xô Viết thường được trồng như những tấm chắn gió, vì vậy tầm nhìn bị hạn chế và không thể nhìn thấy gì từ xa", - tác giả viết.
Với tất cả những điều này, chuyến đi dọc theo Đường sắt xuyên Siberia biến thành việc "ở trong một không gian chật hẹp", Hattori nói.
"Sẽ may mắn nếu đi trong một khoang tàu với một số người bạn gần gũi, tuy nhiên, nếu bạn qua đêm trong cùng một phòng với những người hoàn toàn xa lạ vài ngày liền, điều đó có thể làm bạn kiệt sức", - nhà báo kết luận.