Chuyên gia Nga Anatoly Tikhonov, người đứng đầu Trung tâm nông sản quốc tế và an ninh lương thực tại Học viện Kinh tế quốc dân và Công vụ trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA) nhận xét rằng, nghiên cứu này không mang tính giật gân, vì vậy không nên loại bỏ đậu nành ra khỏi chế độ ăn hằng ngày.
"Trên thực tế, chuyện rùm beng xung quanh đậu nành đã phát sinh vì lý do kinh tế. Theo tôi, như thường lệ, ở đây nói về cuộc đọ sức giữa chăn nuôi và trồng trọt. Ngay sau khi người ta biết rằng, hàm lượng protein cần thiết có thể thu được từ các sản phẩm từ đậu nành, trên thị trường đã ghi nhận thế giằng co", ông Tikhonov nói với Sputnik.
But where do you get your protein...?! 😅
— VeganFitness.com Ⓥ (@VeganFitnessCom) November 27, 2019
_
Tag someone that’s still wondering where vegans get their protein! 😅 (per 100g cooked)
Vegan Protein Sources by @veganfitnesscom
This is just a small sample of some of the many great sources of p… https://t.co/tor949PnKu pic.twitter.com/GMuLwO4BuW
Trong cuộc nghiên cứu này các nhà khoa học Pháp viết rằng, ngoài chất phytoestrogen độc hại, đậu nành còn chứa các chất có thể làm giảm hấp thụ kẽm, sắt, magiê và canxi trong cơ thể, cũng như ngăn chặn sự tổng hợp hormone tuyến giáp. Tức là, có thể gây ung thư tuyến giáp và suy giáp.
Chuyên gia Tikhonov không phủ nhận rằng, đậu nành có thể gây những rối loạn như vậy. Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự cân bằng trong chế độ ăn uống. Rốt cuộc, bất kỳ sản phẩm nào nếu được sử dụng quá mức, cũng có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.
“Một ví dụ tuyệt vời là người dân Châu Á. Họ ăn đậu nành cả đời và có tuổi thọ ở tốp cao nhất thế giới. Điều quan trọng là, ở châu Á người ta ăn đậu nành lên men. Ngoài ra, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam cây đậu nành là cây thực phẩm có truyền thống lâu đời. Đây là món ăn truyền thống, như chúng ta thấy - nó không gây hại cho họ”.
Theo chuyên gia Nga, trong một ngày có thể sử dụng khoảng 30-40 g đậu nành ở dạng nguyên chất, còn những người ăn chay không nhận được lượng protein cần thiết từ thịt động vật, có thể ăn không quá 80 g.
Soy cultivation is a major driver of #AmazonForest deforestation. Seeds from the soybean plant are used as animal feed for captive animals. 80% of Amazon soy is used as animal feed. Eating soy directly is 10x less harmful than filtering it through a cow to get less nutrients. pic.twitter.com/E25Rtmxr3T
— Herbiⓥore (@herbivore_club) August 21, 2019
Điều thực sự đáng sợ là đậu nành GMO hay đậu nành biến đổi gen, chuyên gia nhấn mạnh. Ông lưu ý rằng, hầu hết các loại đậu được trồng ở Mỹ đều biến đổi gen.
“Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích rõ ràng lý do tại sao các sản phẩm GMO là nguy hiểm hoặc hữu ích. Nhưng, người ta sử dụng đậu nành GMO làm thức ăn chăn nuôi! Mà vẫn chưa rõ GMO ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể động vật. Quá ít thời gian trôi qua, và các nhà khoa học chưa làm sáng tỏ ảnh hưởng của GMO đến chúng ta, và những thay đổi GMO có thể gây ra”.
Sputnik đã tổ chức một cuộc khảo sát trên trang web để làm sáng tỏ thái độ của mọi người đối với các sản phẩm đậu nành. 48% số người được hỏi tiêu thụ đậu nành, nhưng, không coi đậu nành là sự thay thế đủ giá trị cho protein động vật. 43% số người được hỏi không thích ăn các sản phẩm đậu nành. Và chỉ có 6% chia sẻ ý kiến của chuyên gia Nga cho rằng, kết luận của các nhà khoa học Pháp về sự nguy hiểm của đậu nành chỉ là những lời nói suông và không có ý định từ bỏ đậu nành.