Cựu thù thành đối tác: Việt Nam và Mỹ cùng xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa

© Ảnh : Sỹ Tuyên - TTXVNLễ ký thoả thuận về khoản tài trợ 65 triệu USD giữa USAID và NACCET nhằm thực hiện các hoạt động cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật nặng tại 8 tỉnh ưu tiên trong 5 năm. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Lễ ký thoả thuận về khoản tài trợ 65 triệu USD giữa USAID và NACCET nhằm thực hiện các hoạt động cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật nặng tại 8 tỉnh ưu tiên trong 5 năm. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã chính thức bắt tay khởi công Dự án tẩy rửa khu nhiễm chất độc da cam dioxin lớn nhất Việt Nam tại sân bay Biên Hòa.

Hai cựu thù trở thành đối tác, dự án khắc phục hậu quả sau chiến tranh này khẳng định quan hệ Việt- Mỹ ngày càng được củng cố.

Khởi công Dự án xử lý ô nhiễm chất độc da cam dioxin sân bay Biên Hòa

Ngày 5.12, Quân chủng Phòng không- Không quân (PK-KQ) của Bộ Quốc Phòng Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) chính thức khởi công giai đoạn đầu tiên dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa.

Tham dự sự kiện quan trọng, vô cùng có ý nghĩa trong quan hệ Việt- Mỹ này có sự hiện diện của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam Trương Hòa Bình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Đại sứ, Đại biện lâm thời Mỹ tại Việt Nam Caryn R. McClelland cùng lãnh đạo nhiều ban, ngành và địa phương.

Cũng trong khuôn khổ dự án này, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã ký thỏa thuận với Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) về khoản tài trọ 65 triệu USD nhằm thực hiện và triển khai các hoạt động cung cấp, hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật nặng tại 8 tỉnh thành ưu tiên trong 5 năm tới đây.

© Ảnh : Sỹ Tuyên - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án
Cựu thù thành đối tác: Việt Nam và Mỹ cùng xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cũng dự kiến sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam nhằm củng cố hệ thống phục hồi chức năng của người Việt Nam và các mạng lưới hỗ trợ cộng đồng, nhằm đảm bảo tất cả người khuyết tật đều có cơ hội tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội cũng như góp phần cải thiện toàn diện chất lượng cuộc sống của những số phận không may mắn này.

Dưới sự hỗ trợ của chuyên gia hai nước, các đội thi công đã quan trắc, đo đạc, lên phương án triển khai dự án. Mục tiêu đầu tiên là loại bỏ nguy cơ rò rỉ thêm dioxin ra khu vực bên ngoài sân bay, đồng thời phối hợp với chính quyền Đồng Nai để làm sạch các khu vực ngoài sân bay. Sau đó, các bên sẽ xử lý và cô lập phần đất nhiễm dioxin.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch kiểm tra tại khu vực xử lý đất đá nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phải cần 10 năm để xử lý chất độc dioxin ở sân bay Biên Hòa
Được biết, dự án này có tổng kinh phí lên tới 390 triệu USD (hơn 9.070 tỷ đồng), được thực hiện kéo dài trong vòng 10 năm. Trong giai đoạn 1, kinh phí thực hiện dự kiến là 183 triệu USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Mỹ và vốn đối ứng từ ngân sách vì sự nghiệp môi trường. Dự kiến ở giai đoạn này, hai bên sẽ cùng phối hợp tẩy sạch và xử lý 150.000m3 đất đến năm 2025.

Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, khối lượng đất và trầm tích bị nhiễm chất độc màu da cam ở sân bay Biên Hòa cần xử lý là 500.000m3 trải dài trên diện tích 52 héc-ta, gấp khoảng 4 lần so với khối lượng đã được xử lý tại sân bay Đà Nẵng. Thêm nữa, đây mới chỉ là ước đoán ban đầu vì hầu như các bên không thể lường hết được mức độ ô nhiễm khí dioxin thấm sâu vào lòng đất và lớp trầm tích.

Hiện tại, Quân chủng Phòng không Không quân đã bàn giao 37 hec-ta đất khuv ực phía Tây sân bay cho Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để bắt đầu thực hiện các hoạt động thực địa trong khuôn khổ Dự án xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa.

Dự án xử lý ô nhiễm dioxin giúp hai cựu thù Việt- Mỹ trở thành đối tác?

Tham dự Lễ khởi công, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nỗ lực hợp tác phối hợp với các cơ quan chức năng của Mỹ để thực hiện khối lượng công việc rất lớn cũng như chuẩn bị thật tốt các khâu hậu cần để Dự án được khởi công như dự kiến và tiến hành ký kết nhiều văn bản thỏa thuận liên quan.

Pham Thi Thuy Linh, жертва «Агента Оранж» в Хошимине - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Nga: "Nguy cơ dioxin ở Đà Nẵng vẫn tồn tại"
Theo lời của đại diện Chính phủ Việt Nam, dù chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, song hậu quả chất độc hóa học đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái đến nay vẫn rất nặng nề.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, ngoài những điểm nóng ô nhiễm vẫn chưa được tẩy độc như tại khu vực sân bay Biên Hòa, còn có trên 3,6 triệu ha rừng đã bị hủy diệt; 4,8 triệu người bị phơi nhiễm; hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Trong đó, thế hệ thứ 2, thứ 3 là con cháu của những người đã bị phơi nhiễm vẫn phải gánh chịu những di chứng nghiêm trọng.

Thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương, đối tác quốc tế để thực hiện chôn lấp, cô lập hàng tram ngàn mét khối đất ô nhiễm dioxin tái ân bay Biên Hòa và Phù Cát.

Qua đó, đã tẩy thành công hơn 150.000 m3 đất và trầm tích ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, bàn giao hơn 32,4 hec-ta đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, triển khai nhiều hoạt động chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật ở các tỉnh thành bị phun tải nặng chất độc da cam.

Ông James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thăm địa điểm xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai. - Sputnik Việt Nam
Tại sao Mattis bay đến Biên Hòa và ông ấy đã quên nói điều gì ở đó?
Đồng chí Trương Hòa Bình khẳng định, việc khởi công Dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa giai đoạn 1 cũng như lễ ký kết thỏa thuận viện trợ dự án hỗ trợ người khuyết tật ở các tỉnh thành bị phun tải nặng chất độc da cam ngày hôm nay thể hiện cam kết mạnh mẽ của phái Hoa Kỳ cùng Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học do chiến tranh gây nên đối với cả môi trường và con người.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành địa phương cùng hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến độ Dự án xử lý chất độc dioxin khu vực sân bay Biên Hòa đảm bảo mục tiêu “bảo đảm chất lượng an toàn và hiệu quả”, đặc biệt, phải chú ý đảm bảo các biện pháp an toàn, phòng tránh phơi nhiễm dioxin cho các nhân công thi công, bộ đội, nhân dân địa phương trong quá trình triển khai dự án.

Ông Trương Hòa Bình cũng lưu ý việc bảo đảm xử ý triệt để theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con người và môi trường trong toàn bộ quá trình xử lý.

Ngoài ra, Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường NACCET phối hợp chặt chẽ với USAID và các địa phương sớm cụ thể hóa thỏa thuận viện trợ, đẩy nhanh việc triển khai Dự án hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam để người khuyết tật, nạn nhân chất da cam dioxin được chăm sóc y tế, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp bà Bonnie Glick, Phó Tổng Giám đốc toàn cầu Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về hợp tác Việt-Mỹ trong khắc phục hậu quả chiến tranh
Phát biểu tại sự kiện này, Phó Đại sứ, Đại biện lâm thời Mỹ tại Việt Nam Caryn R. McClelland cho biết:

“Chúng ta đã thực hiện thành công dự án ở sân bay Đà Nẵng và nay chúng ta lại tiếp tục làm điều đó ở sân bay Biên Hòa. Không những chúng ta sẽ hợp tác để giảm thiểu nguy cơ và bảo đảm an toàn cho các cộng đồng xung quanh mà chúng ta sẽ còn một lần nữa minh chứng với thế giới một ví dụ tuyệt vời về quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong đó, hai cựu thù lựa chọn trở thành đối tác, vượt qua quá khứ và mở đường hướng tới một tương lai hữu nghị và thịnh vượng chung”, TTXVN trích phát biểu của bà Caryn R. McClelland khẳng định.

Việt Nam tin tưởng Mỹ sẽ giữ đúng cam kết khắc phục hậu quả sau chiến tranh

Dự án xử lý chất độc dioxin ở sân bay Biên Hòa được chính thức phê duyệt và khởi động vào tháng 4.2019 trong chuyến thăm đặc biệt của Đoàn 8 thượng nghị sĩ Mỹ tới Việt Nam.

“Giờ đây, chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng mỗi chúng ta có trách nhiệm hành động để làm sao tạo ra những cơ hội mới và cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân hôm nay và mai sau”, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy - Phó chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện Mỹ phát biểu cho biết.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đây là dấu mốc quan trọng nhằm tiếp tục hiện thực hóa nội dung trong tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Mỹ. Đồng thời cũng thể hiện quyết tâm của Bộ Quốc phòng và các Bộ, Ngành trong sự phối hợp với USAID của Mỹ nhằm giải quyết triệt để hậu quả do chất độc da cam gây ra tại Việt Nam.

© Ảnh : Sỹ Tuyên - TTXVNThứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại buổi lễ
Cựu thù thành đối tác: Việt Nam và Mỹ cùng xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại buổi lễ

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam còn tin tưởng chắc chắn Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ cam kết mạnh mẽ cùng Việt Nam xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường, hỗ trợ hiệu quả loạt hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh, chất độc hóa học đối với môi trường và con người Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала