Doanh nghiệp nhà nước China Communications Construction Co Ltd, liên danh với công ty Lucio Tan, MacroAsia Corp có trụ sở tại Philippines, đã giành quyền đại tu sân bay quốc tế Sangley Point gần khu vực Manila Lớn. Chính quyền tỉnh Cavite nên hài lòng vì cuộc đấu thầu đã diễn ra. Dự án phát triển sân bay bị đóng băng trong một thời gian dài do thiếu nguồn tài chính, và gây ra sự tức giận chỉ trích công khai, vì cản trở sự phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng địa phương.
Công việc cải tạo và mở rộng sân bay hiện tại ước tính trị giá 10 tỷ đô la. Sự đóng góp của phía Trung Quốc không được tiết lộ, trong khi đó, có thể tin đó là lý do quyết định trong việc thực hiện dự án đầu tư này.
Cải tạo, chuyển đổi Sangley Point thành một sân bay quốc tế hiện đại sẽ làm giảm áp lực lên cảng hàng không chính yếu của đất nước - Sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở Manila, hiện là một trong mười sân bay tồi tệ nhất thế giới.
Daria Panarina, chuyên gia tại Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, gần đây đã sử dụng dịch vụ tại sân bay lâu đời này, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, cho biết ấn tượng của bà là “khủng khiếp”. Theo bà, sân bay không phù hợp với lượng hành khách, hàng hóa, và thua kém hầu hết các sân bay quốc tế lớn trên thế giới về chất lượng dịch vụ. Tất cả các nỗ lực trước đây để cải thiện cơ sở hạ tầng sân bay đã thất bại, chuyên gia lưu ý:
“Sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Philippines là một trong những điểm trong chương trình tranh cử của Tổng thống Rodrigo Duterte “xây dựng, xây dựng, và xây dựng”. Cho đến nay kế hoạch này đã không mang lại kết quả rõ ràng – đòi hỏi số tiền rất lớn, điều mà Philippines không có. Chương trình được nhắm nhiều hơn vào đầu tư nước ngoài. Với sự mơ hồ trong quan hệ giữa Philippines và Hoa Kỳ, họ trông cậy phần lớn vào Trung Quốc. Nhưng khoản đầu tư 25 tỷ USD mà Trung Quốc hứa hẹn vẫn chưa được khai thác hết. Các doanh nhân Trung Quốc thấy Philippines không phải là nơi đầu tư thuận lợi. Bị cản trở bởi một bộ máy quan liêu phức tạp và nhiều trở ngại khác”.
Các nhà quan sát chú ý đến ý định của Bắc Kinh và Manila vượt qua điểm tắc nghẽn và phát triển hợp tác sản xuất dầu khí ở vùng biển Đông. Ý định này được xác nhận trong cuộc họp của hai Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Philippines, Vương Nghị và Theodoro Loxin bên lề cuộc họp cấp ngoại trưởng lần thứ 14 tại Diễn đàn Á - Âu (ASEM) tại Madrid vào ngày 16/12. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc dự định sẽ tích cực đạt được những tiến bộ đáng kể trong mối quan hệ song phương sản xuất dầu khí theo bản ghi nhớ giữa hai nước. Về phần mình, Theodoro Loskin lưu ý Philippines sẵn sàng duy trì liên lạc với Trung Quốc để đạt được tiến bộ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất dầu khí.
Các nhà quan sát vấn đề này lưu ý tại cuộc họp mới nhất của các nhà lãnh đạo hai nước ở Bắc Kinh, phía Trung Quốc đã hứa với các đối tác Philippines 60% lợi nhuận từ việc phát triển chung các mỏ dầu khí ở biển Đông. Đề xuất này là một nỗ lực nhằm loại bỏ một trong những trở ngại chính trong hợp tác trong lĩnh vực dầu khí - một tranh chấp lãnh thổ các đảo trên biển Đông.