Năm 2019, Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) ký năm 1987 và ngay lập tức người Mỹ thử nghiệm những tên lửa đầu tiên vốn bị cấm theo hiệp ước này (tên lửa hành trình và đạn đạo). Xét theo mọi điều, rút khỏi Hiệp đã là mục tiêu của Hoa Kỳ ước ngay từ đầu và tất cả các cáo buộc chống Nga chỉ là những lời lẽ dối trá có chủ ý, với mục đích đổ vấy trách nhiệm về việc này sang cho Matxcơva. Mục tiêu thực sự của Hoa Kỳ là triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á, để giám sát khả năng tên lửa và hạt nhân ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Nhưng ước mong giành thế thượng phong vượt trội của họ đã chẳng mấy dễ dàng.
Trung Quốc đã vượt trước Hoa Kỳ một cách đáng kể trong công việc phát triển tên lửa tầm trung, một lần nữa thể hiện trong cuộc diễu binh ngày 1 tháng 10 năm 2019. Khi đó, Trung Quốc đã phô trương mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên trên thế giới có đầu đạn cơ động siêu thanh DF-17. Trung Quốc cũng sở hữu công năng đáng kể về sản xuất tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung.
Thời gian này, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã diễn ra hoạt tính đấu tranh ngoại giao. Như lệ thường, hiện thời vẫn còn trong trình tự không chính thức, Hoa Kỳ cố gắng gây áp lực lên các đối tác khu vực để đảm bảo có được sự đồng ý của họ về triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ trong tương lai. Trung Quốc thực hiện bước đi ngoại giao ngăn ngừa để không cho xảy ra điều này. Điển hình là tuyên bố do Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa đưa ra vào tháng 8 năm 2019, cảnh báo các nước châu Á - Thái Bình Dương không nên đồng ý cho bố trí tên lửa Mỹ. Đồng thời, đề cập riêng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia như là những khu vực tiềm năng nhất để triển khai các tên lửa như vậy.
Không cần nghi ngờ gì, những nước nào cho bố trí tên lửa như vậy trên lãnh thổ rồi sẽ phải đối mặt với sức ép cực độ từ phía Trung Quốc. Trong tình huống với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc năm 2016-2017, Bắc Kinh đã áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh (mặc dù không công bố chính thức) chống lại Seoul, gây tác động đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Có thể giả định rằng nếu các loại vũ khí tấn công của Mỹ triển khai tại một nước nào đó trong khu vực, thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Cuộc đấu tranh về triển khai vũ khí chiến lược từng là một đặc điểm của Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Khủng hoảng nguy hiểm nhất vào thời gian đó gắn chính với động thái triển khai tên lửa tầm trung. Cuộc khủng hoảng Caribe là hệ quả từ việc Liên Xô cố gắng bố trí tên lửa tầm trung ở Cuba và kế thúc với việc trao đổi - rút tên lửa Liên Xô khỏi Cuba, rút tên lửa Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Khủng hoảng nguy hiểm đầu những năm 1980 liên quan đến việc triển khai các loại tên lửa tầm trung mới của Mỹ và Liên Xô ở châu Âu.
Từ đó dễ thấy rằng những cuộc khủng hoảng tên lửa tiềm ẩn trong tương lai ở châu Á sẽ mang tính chất nguy hiểm không kém. Những thành viên chính tham gia khủng hoảng sẽ là Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng đồng thời sẽ lôi cuốn cả các nước thứ ba vào cuộc. Nga-Trung đã có thoả thuận nguyên tắc về những vấn đề liên quan đến ổn định chiến lược, tầm nhìn chung của họ với nội dung này được qui nhận trong các tuyên bố chung, do các nhà lãnh đạo hai nước thông qua trong năm 2016 và 2019. Mặt khác, Hoa Kỳ chắc sẽ không ngừng nỗ lực tăng cường liên minh ở châu Á và lôi kéo cả người châu Âu vào cuộc đấu kiềm chế Trung Quốc.