Theo lời của viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga, nguyên nhân của thực tế này là do kịp thời triển khai các công trình hiện đại hóa vũ khí. Ở đây cần huy động được nguồn tài nguyên trí tuệ to lớn. Bên cạnh đó, Nga bắt đầu quá trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân trên bộ sớm hơn Mỹ khá nhiều.
“Đợt cải tiến mới nhất ở Mỹ diễn ra khoảng 10-15 năm trước. Vũ khí loại này của họ thuộc thế hệ rất cũ, từ năm 1960. Có thời họ đã định chế tạo loại tên lửa mặt đất đặt trên bệ phóng di động. Nhưng việc này đối mặt với vấn đề chi phí tài chính khổng lồ. Và họ không thực hiện điều đó”, viện sĩ Solomonov nói.
Nhà thiết kế nói thêm rằng niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Nga là tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars, có bệ phóng di động bằng động cơ và thiết bị chiến đấu mới, cũng như các tính năng về hiệu suất chiến đấu được cải tiến cao hơn một cách đáng kể.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars được phát triển dựa trên tên lửa Topol-M RS-12M2. Tên lửa có tầm bay tối đa 11-12 nghìn km và với trọng lượng khi phóng gần 47 tấn, có thể mang theo đầu đạn nặng 1,3 tấn với ba hoặc bốn khối đầu đạn có sức công phá lên tới 300 kiloton.