Các biện pháp hạn chế
Các biện pháp hạn chế sẽ được đưa ra vì vi phạm nhân quyền. Chúng bao gồm đóng băng tài sản của nghi phạm ở Anh. Theo các nguồn tin chính phủ, công dân Nga, Libya và Triều Tiên có thể phải chịu làn sóng trừng phạt đầu tiên. Các biện pháp cũng sẽ ảnh hưởng đến các công dân Saudi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi vào năm 2018.
Vương quốc Anh muốn nâng cao tầm ảnh hưởng của mình
Ông Raab muốn thông qua chế độ trừng phạt mới chứng minh rằng sau Brexit, Anh sẽ đóng vai trò toàn cầu trên trường quốc tế, tờ FT viết. Đồng thời, Bộ trưởng thừa nhận rằng Washington và Ottawa đã vượt xa London trong việc thực hiện các biện pháp chống lại những người vi phạm nhân quyền theo Đạo luật Magnitsky.
"Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Canada để thực thi các biện pháp cần thiết đối với những người chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trên toàn thế giới", - ông Raab nói.
Cơ chế mới cho các lệnh trừng phạt
Vào tháng 12 năm 2019, tin đưa rằng EU đã quyết định tạo ra một cơ chế chung toàn châu Âu để áp đặt các biện pháp trừng phạt vì vi phạm nhân quyền theo cách tương tự với Đạo luật Magnitsky. Sáng kiến do Hà Lan đưa ra được 23 thành viên EU ủng hộ và dự kiến việc chuẩn bị tài liệu sẽ mất gần nửa năm. Ấn phẩm lưu ý rằng các lệnh trừng phạt chống lại Nga thường không nhận được sự ủng hộ của Ý, Hy Lạp, Síp và các quốc gia khác "có quan hệ chặt chẽ với "Matxcơva".
Đạo luật Magnitsky
Luật Magnitsky được ký bởi tổng thống Barack Obama vào ngày 14 tháng 12 năm 2012, với ý định trừng phạt các quan chức Nga chịu trách nhiệm về cái chết của kế toán thuế Nga Sergei Magnitsky trong nhà tù Moskva năm 2009.
Năm 2016, đạo luật Global Magnitsky Act được ban hành, áp dụng trên quy mô toàn cầu, ủy quyền cho chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những người mà họ coi là người vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Hoa Kỳ.