Biển Đông tiếp tục là chủ đề nóng trong cuộc gặp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

© Ảnh : Tuấn Anh/BaoquocteCác Bộ trưởng Ngoại giao trước khi vào Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
Các Bộ trưởng Ngoại giao trước khi vào Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có những trao đổi về Biển Đông cũng như các biện pháp hòa bình giải quyết xung đột, dựa trên UNCLOS 1982. Các vấn đề căng thẳng Biển Đông, quan hệ ASEAN Trung Quốc và Mỹ tiếp tục là chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận của Việt Nam và ASEAN.

Trao đổi thẳng thắn về tình hình Biển Đông

Từ ngày 16-17.1 tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về hoạt động đối ngoại.  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông là vấn đề thiêng liêng của Việt Nam

Trả lời câu hỏi của phóng viên về không khí thảo luận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị lần này, cũng như định hướng thúc đẩy trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong năm 2020, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, vấn đề Biển Đông luôn luôn là mối quan tâm chung trong các nước ASEAN cũng như trong khu vực và trên thế giới.

“Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng liên quan đến việc vận chuyển 50% khối lượng hàng hóa trên thế giới. Biển Đông có sự tham gia của rất nhiều nước trong khu vực. Do đó Biển Đông luôn là vấn đề được nêu, được trao đổi tại các hội nghị của ASEAN từ trước đến nay”, Bộ trưởng nhận định.

Trong thời gian qua, tình hình Biển Đông xảy ra những vấn đề phức tạp, đặc biệt liên quan đến những vi phạm ở khu vực đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực. Vì vậy, Biển Đông luôn là vấn đề được đưa ra thảo luận, trao đổi tại các hội nghị của ASEAN. Hội nghị hẹp lần này cũng không phải là ngoại lệ.

“Các Bộ trưởng đã trao đổi hết sức thẳng thắn về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp cần thúc đẩy, đặc biệt là nêu cao vai trò thống nhất của ASEAN, vai trò chung tâm của ASEAN giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh nêu rõ, tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đang được tiến hành trao đổi giữa ASEAN với Trung Quốc và đã qua lần đọc thứ nhất. Trong năm 2020, quá trình này vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện thông qua các vòng đàm phán. Các nước ASEAN đều nhất trí, rằng phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế và đặc biệt là UNCLOS 1982, tự do hàng hải, tự do hàng không trên Biển Đông, không sử dụng vũ lực và không quân sự hóa. Bên cạnh đó, ASEAN cũng đồng thuận về việc thông báo những diễn biến trên Biển Đông và đều bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp xảy ra.

Biển Đông và căng thẳng Mỹ-Trung là thách thức với ASEAN

Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đã giải thích những thách thức đang chờ đợi Việt Nam trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch ASEAN.

Theo ông Vinh, trong vai trò là nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam phải có trách nhiệm điều phối hoạt động của ASEAN trong vòng một năm. Điều này bao gồm định hướng nội dung, điều hành tiến trình và các hội nghị, đảm bảo khâu tổ chức, an ninh, hậu cần. Đây là khối lượng công việc khổng lồ, phức tạp.

Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự

Trước hết, phải đảm bảo sao cho các sự kiện diễn ra tốt đẹp, với một loạt các hội nghị cấp cao, cấp bộ trưởng và các cấp. Riêng Hội nghị thượng đỉnh phải tổ chức hai lần trong năm, lần đầu là giữa ASEAN, lần thứ hai là với các đối tác khác.

Tiếp đó là khâu định hướng nội dung, bao gồm cả về chủ đề, các ưu tiên và các sáng kiến. Bên cạnh đó là khâu điều hành, phối hợp các thành viên ASEAN và các nước đối tác, để làm sao đạt được các định hướng, ưu tiên đã đặt ra, cũng như đưa ASEAN đi đúng lộ trình xây dựng Cộng đồng, mở rộng quan hệ đối tác và ứng phó hiệu quả với các thách thức.

Thứ đến là nếu có vấn đề nảy sinh, ASEAN phải kịp thời bàn bạc, thống nhất tìm hướng xử lý và có tiếng nói, từ đó phát huy hơn nữa vai trò trung tâm ở khu vực.

Trước mắt ASEAN hiện nay là một loạt thách thức, cả về nội khối, cũng như các diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trên thế giới.

Đầu tiên phải kể đến là thách thức nội khối. ASEAN có lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới năm 2025. Vấn đề đặt ra là làm sao để ASEAN có thể phấn đấu đạt được các mục tiêu ở mức cao hơn về hội nhập và xây dựng cộng đồng trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Vẫn còn nhiều mục tiêu vẫn chưa đạt được đầy đủ và đúng hạn, trong khi năm 2020 đã là dấu mốc nửa chặng đường lộ trình đó.

Thứ hai là cạnh tranh giữa các nước lớn, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược và thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng và phức tạp. Cuộc xung đột này tác động đa chiều đến quy mô toàn thế giới, trong đó có khu vực châu Á nói chung và ASEAN nói riêng. Trong số đó có nguy cơ gia tăng bảo hộ, giảm tốc thương mại, tăng trưởng, bất ổn kinh tế, tài chính…

“Liệu điều này có dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế hay không? Liệu các nước trong khu vực có buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia hay không? Liệu vai trò trung tâm của ASEAN sẽ ra sao, có bị lu mờ trước cạnh tranh nước lớn? Và còn vấn đề giữ đoàn kết ASEAN?”, ông Vinh đặt câu hỏi.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu rõ lập trường về Biển Đông với Trung Quốc
Thứ ba là đóng góp của ASEAN vào môi trường an ninh và phát triển ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, như nước biển dâng, cháy rừng dẫn đến khói bụi, rác thải nhựa, tội phạm xuyên quốc gia.

Về vấn đề Biển Đông, cựu Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định, Biển Đông là khu vực quan trọng, là cửa ngõ thông thương, là tuyến đường hàng hải quốc tế. Do đó, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại đây là quan tâm và lợi ích chung của khu vực và ASEAN. ASEAN đã và sẽ cần phải tiếp tục có tiếng nói trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Bên cạnh đó, các nước đối tác cũng cần tiếp tục đóng góp xây dựng và có trách nhiệm vào mục tiêu này.

Gân đây, Biển Đông đang có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó có những hành động gây căng thẳng, hay xâm phạm vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước, như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Vì vậy, ASEAN càng cần phải tiếp tục có tiếng nói và khẳng định các nguyên tắc của mình. Đặc biệt quan trọng nhất là phải đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, xây dựng lòng tin, kiềm chế các bên, đảm bảo không có những hành vi gây phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Được biết, ASEAN và Trung Quốc hiện đang tiếp tục đối thoại để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC). Đây phải là bộ quy tắc thực chất và hiệu quả, đóng góp vào các mục tiêu nêu trên, nhấn mạnh việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Trung Quốc thừa nhận đánh bánh cá ở vùng biển Indonesia

Ngày 16.1, Trung Quốc thừa nhận gần đây ngư dân nước này đã đánh bắt cá ở vùng biển mà Indonesia tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế. Trong khi đó, Bắc Kinh gọi đây là ngư trường truyền thống.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN

Đại sứ Trung Quốc Xiao Qian cho biết, ngư dân Trung Quốc đã vào vùng biển ở rìa phía Nam của biển Đông để đánh bắt từ hồi tháng 12 năm ngoái.

Theo ông Xiao, vấn đề có thể được giải quyết một cách hợp lý và đúng đắn thông qua hai chính phủ.

"Thậm chí giữa những người bạn, giữa những người hàng xóm tốt, cũng sẽ có những quan điểm khác nhau và tranh chấp nhưng điều đó không quan trọng. Chúng tôi có thể nói về nhiều vấn đề một cách thân thiện", Đại sứ Trung Quốc khẳng định.

Về phần mình, Bộ trưởng Điều phối Indonesia về các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Mahfud MD tiết lộ, đại sứ Trung Quốc nói với ông rằng chính quyền Bắc Kinh bị ngư dân gây áp lực để tiếp tục cho phép họ hoạt động ở vùng biển mà Indonesia xem là bất hợp pháp.

Ông Mahfud MD cho biết, quan chức cấp cao hai nước sẽ có cuộc gặp vào ngày 4 và 5 tháng 2 nhằm giải quyết vấn đề.

© AP Photo / Renato Etac Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông
Biển Đông tiếp tục là chủ đề nóng trong cuộc gặp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Sputnik Việt Nam
Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông

Gần đây, căng thẳng đang gia tăng giữa Indonesia và Trung Quốc sau khi hàng chục tàu cá, với sự bảo vệ của các tàu hải giám Trung Quốc, xâm nhập vùng biển mà Indonesia tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế vào cuối tháng 12 năm ngoái.

Indonesia đã phản đối Trung Quốc về vụ việc, tuyên bố đó là hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Khu vực mà Indonesia gọi là biển Bắc Natuna nằm ở phía Bắc quần đảo Natuna, quần đảo xa xôi được Trung Quốc chính thức công nhận là lãnh thổ của Indonesia.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала