"Hội nghị Berlin - ngay từ đầu chúng tôi đã ủng hộ sáng kiến này. Bởi vì càng nhiều quốc gia muốn giúp người Libya tạo điều kiện để giải quyết cuộc khủng hoảng này, thì có lẽ sẽ сàng tốt hơn ... Chúng tôi đã tham gia vào tất cả năm cuộc họp có chuẩn bị trước. Theo tôi thì tài liệu cuối cùng đã gần như được thống nhất xong. Những văn bản này hoàn toàn tuân thủ các quyết định được Hội đồng Bảo an thông qua về giải quyết xung đột ở Libya, không chứa bất kỳ điều khoản nào mâu thuẫn với các quyết định của Hội đồng Bảo an", - ông Lavrov nói trong cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngoại giao của Nga năm 2019.
"Điều chính yếu là lệnh ngừng bắn vẫn được tuân thủ, đây là thỏa thuận được tuyên bố trước khi những người tham gia các cuộc đàm phán liên Libya tới Matxcơva. Đây là một bước tiến rõ ràng và chúng tôi hy vọng rằng việc ngừng bắn vẫn sẽ tiếp tục", - ông Lavrov nói tại cuộc họp báo về kết quả của các hoạt động ngoại giao Nga năm 2019.
"Rất mong rằng việc ngừng bắn được duy trì trong một khoảng thời gian không xác định",- ông nói thêm.
Tình hình ở Libya
Năm 2011, liên minh quốc tế do Hoa Kỳ và NATO lãnh đạo đã tiến hành một hoạt động ở Libya, dẫn đến vụ ám sát Muammar Gaddafi và lật đổ chế độ đã tồn tại hơn 40 năm.
Sau đó trong nước bắt đầu xuất hiện một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Ở phía đông, tại thành phố Tobruk, người dân bầu chọn ra quốc hội. Cơ quan này được hỗ trợ bởi LNA do Haftar đứng đầu. Ở phía tây, tại Tripoli có Chính phủ Hiệp định Quốc gia (PNC) do Fayez Sarraj lãnh đạo, được thành lập với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu.
Tình trạng chính quyền kép và sự sụp đổ trong hệ thống an ninh dẫn đến sự gia tăng hoạt động của các nhóm nổi dậy vũ trang và các tổ chức khủng bố.