Khó vận chuyển
Thứ nhất, Mỹ tiến hành chiến sự cách xa bờ biển của mình, đó là lý do tại sao họ buộc phải triển khai quân đội, thiết bị và máy móc trên chiến trường, đây là một nhiệm vụ hậu cần phức tạp. Chuyển thiết bị tới nơi bằng đường hàng không là bất khả thi vì hàng hóa quá nặng. Vì thế khoảng 90% tất cả những hàng hóa cần thiết phải được cung cấp bằng đường biển.
Nhưng theo ông Thompson, tất cả các tàu vận tải đã lỗi thời nghiêm trọng và chỉ 40% trong số tất cả các nhà vận tải sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tìm cách giải quyết tình huống khó khăn này bằng cách triển khai các tàu RORO (tàu vận chuyển hàng hóa bằng hệ thống bánh và tàu vận chuyển hành khách), chúng mang thiết bị trên mình ngay cạnh "khu vực chiến sự tiềm năng".
Và trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Hải quân sẽ được phép sử dụng tàu dân sự.
Cung cấp hậu cần cho quân đội
Nhưng ngay cả những cách kể trên cũng không thể giúp giải quyết các nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho quân đội. Ngoài ra, ông cho rằng, “những lực lượng mặt đất lành nghề nhất trên thế giới” cũng có thể vào trận chậm trễ hoặc hoặc mất khả năng chiến đấu hiệu quả do thiếu phương tiện giao thông hàng hải.
Ông Thompson tin chắc rằng "các kẻ thù của nước Mỹ" nhận thức rõ về điểm yếu này.
“Tồi tệ hơn nữa, gần đây Nga bắt đầu tích cực thực hiện các cuộc tập trận hạm đội tàu ngầm ở Đại Tây Dương, điều này cho thấy trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Đông và Tây, không phải tất cả các nhà vận tải sẽ có thể đến đích”,- ông viết.
Ông Thompson kêu gọi Quốc hội khẩn trương bắt tay vào hiện đại hóa các công ty vận tải và mua tàu mới. Nếu không, Mỹ sẽ không được chuẩn bị cho "những trường hợp khẩn cấp chắc chắn sẽ phát sinh trong những năm tới".