Những “phóng viên” mạng tung tin sai sự thật về dịch Corona tại Việt Nam có bị xử lý theo Luật An ninh mạng?

© Fotolia / Drobot DeanMáy tính
Máy tính - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tung tin sai trái về dịch bệnh cũng nguy hiểm không kém thông tin sai trái về chính trị, kinh tế, xã hội. Việc này cũng gây tác hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc mà Luật An ninh mạng đã đặt ra.

Corona lan truyền mạnh trên mạng xã hội Việt Nam

Chừng 17 năm trước xuất hiện bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng). Tại thời điểm đó, tại Việt Nam Internet mới chỉ có ở các thành phố và tại Mỹ mạng xã hội Yahoo mới được khai sinh.

Sau ít ngày được phát hiện ở miền Nam Trung Quốc SARS đã “nhập cảnh” vào Việt Nam. Năm đó, Việt Nam chỉ có 4 trường hợp dính SARS và không cứu được. Sau hơn 2 tháng hoành hành ở Việt Nam, SARS đã được khống chế bằng một phương pháp hết sức đơn giản: Các bác sĩ Việt Nam đã chuyển loài virus này đến môi trường khắc nghiệt hơn, và chúng đã bị tiêu diệt. Không thể không cảm phục trình độ y học của Việt Nam.

Thông tin về SARS tại Việt Nam chủ yếu được cung cấp đều qua kênh truyền hình quốc gia và một số tờ báo lớn. Có 650 người Trung Quốc tử vong ở đại lục và Hồng Kông vì SARS. So với bao nhiêu thảm họa mà con người chịu hàng năm thì con số này có là gì.

Ngoài phát tờ rơi truyền thông, cán bộ nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật còn truyền thông trực tiếp về nCov đến khách du lịch - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đóng cửa biên giới với Trung Quốc vì coronavirus?
Corona (dịch viêm phổi Vũ Hán), cũng như SARS, xuất phát từ Trung Quốc và cũng đến Việt Nam ngay sau đó. Nhưng, nhưng tình hình hiện nay rất khác 17 năm về trước.

“Bây giờ người Việt Nam tiếp nhận thông tin không chỉ từ kênh truyền thông quốc gia, mà còn từ hàng trăm  hãng truyền thông lớn nhỏ cập nhật diễn biến 24/24. Lượng thông tin lớn đã làm cả cộng đồng như “sôi” lên”, - một chuyên gia truyền thông Việt Nam bình luận với Sputnik.

Hơn nữa, ngoài truyền thông chính thống còn có truyền thông mạng xã hội. Đó là Facebook, Zalo, Twitter,... Trên mạng xã hội, bất cứ ai cũng có thể thể hiện vai “phóng viên”, “nhà báo”, “bình luận viên”, “người đưa tin”,… Corona đang trở thành xu hướng, trào lưu nóng nhất. Sự nguy hiểm của dịch viêm phổ Vũ Hán tăng mạnh sau những cái “like”, “share”. Cổ nhân Việt Nam có câu "Một đồn 5, 5 đồn 10". Và với sức lan tỏa của mạng xã hội một có khi đã thành 100, 1000 và hơn nữa.

“Được biết, căn bệnh Ebola có tỷ lệ tử vong 40%, dịch SARS khoảng 8%, MERS là 34%, đến thời điểm hiện tại cứ 100 người nhiễm Corona chỉ có 3 người tử vong. Dịch Corona chưa phải là “sát thủ” ác độc, đầy bí ẩn như mạng xã hội thêu dệt nên”, - Ông Quốc Hùng, giám đốc bệnh viện Huế nói với Sputnik.
© REUTERS / WEIBO / THE CENTRAL HOSPITAL OF WUHAN Nhân viên y tế tại bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc
Những “phóng viên” mạng tung tin sai sự thật về dịch Corona tại Việt Nam có bị xử lý theo Luật An ninh mạng? - Sputnik Việt Nam
Nhân viên y tế tại bệnh viện Vũ Hán, Trung Quốc

Nhưng mạng xã hội đã trở thành sân chơi, nơi người ta tạo nên bao sợ hãi không hình hài! Những “phóng viên”, “nhà báo”, “bình luận viên” mạng xã hội đang khoét sâu vào nỗi sợ hãi để  câu view, để nổi tiếng, để kiếm tiền, để thể hiện cái tôi của mình trên nỗi sợ hãi của con người. Những nỗi sợ hãi đó như những cơn bão cực mạnh đổ ập lên đầu mỗi người tiếp cận thông tin từ mạng xã hội. Những ai cả tin, thiếu trách nhiệm với thông tin là mắc bệnh ngay!

Những “phóng viên” mạng kêu gọi đóng cửa biên giới. Chính phủ Việt Nam không làm “liệu pháp sốc” như Mông Cổ

Trong khi các bác sĩ ngày đêm làm việc để phòng chống dịch bệnh, trong khi Chính phủ và các cơ quan chức năng, các bệnh viện, các địa phương quyết liệt vào trận chống dịch Corona như “đánh giặc” (theo lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), thì nhiều “phóng viên mạng”, “các nhà phân tích mạng” vừa tung tin giả về sự tràn lan của dịch tại Việt Nam, vừa kêu gọi Việt Nam đóng cửa biên giới với Trung Quốc, đòi chính phủ có biện pháp quyết liệt như Triều Tiên và Mông Cổ (Mông Cổ tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ ngày 27/1 cho tới 2/3 nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona. Trước đó, Triều Tiên cũng đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc).

 Bộ Y tế kiểm tra phòng chống bệnh viêm phổi tại sân bay quốc tế Nội Bài - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ngừng đón du khách và dừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch coronavirus
Vậy, việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc có cần thiết chưa?

“Việc đóng cửa toàn bộ biên giới Việt - Trung là chưa cần thiết, bởi nó ảnh hưởng tới giao lưu kinh tế địa phương của những vùng chưa bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Đời sống của người dân và sản xuất của một số doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu cần thì việc đóng cửa biên giới Việt – Trung sẽ tiến hành từng bước tùy theo diễn biến và mức độ nghiêm trọng của sự lây lan”, - Nhà phân tích các vấn đề chính trị Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Ban đầu, những cửa khẩu lớn như Hữu Nghị Quan sẽ bị đóng. Việc này đã tiến hành. Các hành khách dùng phương tiện bay đến Việt Nam từ tâm dịch Hồ Bắc sẽ bị đưa trở lại Trung Quốc. Việc này Việt Nam cũng đã tiến hành. Sau đó, sẽ lần lượt đóng cửa các cửa khẩu tiểu ngạch và kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở. Chính phủ Việt Nam không làm “liệu pháp sốc” như Mông Cổ. Mông Cổ đã đóng cửa toàn bộ biên giới Trung – Mông ngay lập tức vào chiều 27-1-2020.

© Ảnh : TTXVN phátTại cửa khẩu Móng Cái, cán bộ Kiểm dịch Y tế Quốc tế Quảng Ninh tăng cường giám sát khách nhập cảnh
Những “phóng viên” mạng tung tin sai sự thật về dịch Corona tại Việt Nam có bị xử lý theo Luật An ninh mạng? - Sputnik Việt Nam
Tại cửa khẩu Móng Cái, cán bộ Kiểm dịch Y tế Quốc tế Quảng Ninh tăng cường giám sát khách nhập cảnh

Tung tin sai sự thật về dịch viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam có bị xử lý theo Luật An ninh mạng?

Nhà phân tích các vấn đề chính trị Nguyễn Minh Tâm cho rằng, việc tung tin sai sự thật về những việc có liên quan đến dịch nCoV ở Việt Nam sẽ bị xử lý theo Luật An ninh mạng, Luật xử phạt hành chính và thậm chí là Luật Hình sự.

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có khả năng điều trị thành công bệnh viêm phổi do coronavirus?
Chỉ một thông tin sai về việc dịch nCoV xâm nhập Bà Rịa-Vũng Tàu đã làm cho hơn 120 hợp đồng du lịch đến Vũng Tàu bị hủy và khoảng trên 18.000 du khách đã đăng ký tour đến Vũng Tàu hoặc đã đặt phòng khách sạn ở Vũng Tàu đã hủy tour, hủy vé. Theo ước tính của Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thiệt hại do tin đồn trên mạng này gây ra vào khoảng gần 1,2 tỷ VND. Nó chẳng thấm tháp gì so với khoảng tiền phạt 30 triệu VND mà đối tượng tung tin sai trái đã phải nột phạt.

Những thông tin sai trái khác có thể dẫn đến những lo lắng, hoang mang vô căn cứ, có thể dẫn đến những hệ lụy khác như đình công, bãi thị, bỏ việc,v.v… Chúng gây ra tác hại lớn về kinh tế. Và không chỉ vậy. Rộng hơn, chúng còn gây tác hại cho an ninh sức khỏe, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, có ảnh hưởng gián tiếp đến cả an ninh chính trị và an ninh quốc phòng.

“Tung tin sai trái về dịch bệnh cũng nguy hiểm không kém thông tin sai trái về chính trị, kinh tế, xã hội. Bởi cho dù thế nào đi nữa thì nó vẫn gây tác hại đến an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc mà Luật An ninh mạng đã đặt ra”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала