Tình hình công tác phòng chống dịch corona tại Việt Nam

© Ảnh : Văn Đạt - TTXVNPhun thuốc khử khuẩn tại Trường Trung học cơ sở Phùng Chí Kiên, thành phố Nam Định để ngăn ngừa nguy cơ lây lan nCoV trong cộng đồng.
Phun thuốc khử khuẩn tại Trường Trung học cơ sở Phùng Chí Kiên, thành phố Nam Định để ngăn ngừa nguy cơ lây lan nCoV trong cộng đồng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Y tế cho biết, những trường hợp nhiễm coronavirus ở Việt Nam đa phần đều ở thể nhẹ. Tính đến ngày 6.2, đã có 3 người được điều trị khỏi bệnh trong tổng số 10 ca phát hiện. Với những trường hợp còn lại, tất cả đều đang có tiến triển tốt.

Việt Nam chỉ còn 57 trường hợp nghi ngờ nhiễm corona

Hiện tại, trong số hơn 400 trường hợp bị sốt, nghi nhiễm coronavirus vì có tiền sử đi từ vùng dịch về hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân, đã có khoảng 350 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính. Còn 57 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm. Các địa phương cũng báo cáo đang theo dõi sức khỏe của hàng trăm trường hợp liên quan, chưa có biểu hiện bệnh và chưa qua thời gian ủ bệnh 14 ngày.

Bộ Y tế ghi nhận, những trường hợp nhiễm coronavirus ở Việt Nam đa phần ở thể nhẹ. Tính đến tối 5.2, trong số 10 ca bệnh được phát hiện, đã có 3 người khỏi bệnh. Với những trường hợp còn lại, tất cả đều đang có tiến triển tốt.

Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn phun hóa chất diệt khuẩn mỗi nơi có bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona đi qua. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế họp báo: Việt Nam tự tin chống dịch coronavirus

Bộ Y tế đã chỉ đạo bệnh viện đa khoa Thanh Hóa, bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa và bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh gửi thông tin hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân coronavirus đã được điều trị khỏi về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Cục sẽ tổng hợp, tiến hành họp Hội đồng chuyên môn hoàn thiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh này trong cả nước.

Thông tin chuyên môn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, điểm đặc trưng của coronavirus là không bay lơ lửng trong không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, mà bám khá lâu vào các bề mặt gỗ, đá, sắt và vật dụng xung quanh.... Bệnh sẽ lây khi chạm tay vào những đồ vật có virus, rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Do vậy, biện pháp phòng tránh lây nhiễm hiệu quả là rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày, đứng cách xa người có biểu hiện bị bệnh từ 1 mét trở lên,...

“Khác với SARS, virus nCOV lây từ người sang người cả trong thời gian ủ bệnh (khi chưa có triệu chứng nào, người mang mầm bệnh vẫn có thể lây virus cho người khác). Trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới mới đây nêu rõ: không cần đeo khẩu trang y tế, vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bào vệ đối với người không bị bệnh. Vì vậy việc đeo khẩu trang chỉ là 1 phần của các biện pháp phòng bệnh. Virus này rất sợ nắng, gió (thông thoáng khí) và tia cực tím. Vì vậy nên mở cửa sổ đón ánh sáng và đón gió vào nhà. Những nơi nắng, gió như miền Nam, Tây Nguyên không nhất thiết phải dùng khẩu trang y tế”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

Về vụ việc hơn 30 trường hợp học sinh ở Nậm Pồ, Điện Biên bị sốt, trong gia đình đa phần có bố mẹ đi làm ăn xa, ông Nguyễn Thanh Long cho biết các phụ huynh này từ vùng dịch trở về nhà đã hơn 15 ngày, trong khi thời gian ủ bệnh là 14 ngày, nên số em có khả năng bị lây nhiễm nCoV là rất thấp.

Quân đội lên kế hoạch đón công dân Việt Nam trở về từ vùng dịch

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký văn bản về kế hoạch tổ chức cách ly công dân Việt Nam trở về từ vùng có dịch. Theo đó, các trường hợp này sẽ được cách ly trong 14 ngày nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi nhiễm coronavirus để xử lý kịp thời; không để dịch lây lan, hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong. Hiện tại, khả năng tiếp nhận là 31.940 người. Ngoài ra, văn bản cũng quy định về kế hoạch phân luồng và địa điểm tiếp nhận, theo đó:

Ở đường bộ, 5 cửa khẩu đón người dân gồm Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang) và Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 1 (Lào Cai).

Đường hàng không gồm các sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), Nội Bài (Hà Nội), sân bay Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hoà), Tân Sơn Nhất (TPHCM) và sân bay Cần Thơ.

Về đường biển, nơi đón công dân từ vùng dịch trở về sẽ là cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh).

© Ảnh : Quốc Khánh - TTXVNNgười dân đên khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh được phát khẩu trang và sát trùng tay bằng cồn.
Tình hình công tác phòng chống dịch corona tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Người dân đên khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh được phát khẩu trang và sát trùng tay bằng cồn.

Tại các cửa khẩu, sân bay, bến cảng, bộ đội biên phòng sẽ phối hợp với lực lượng y tế địa phương, kiểm dịch quốc tế, hải quan, công an thực hiện tiếp nhận công dân và hướng dẫn kê khai y tế, kiểm tra thân nhiệt toàn bộ công dân trở về; tổ chức phân loại, bàn giao cho các lực lượng vận chuyển về địa điểm cách ly, điều trị.

Trong trường hợp phát hiện người bị sốt, cơ quan chức năng sẽ bàn giao cho ngành y tế địa phương để chuyển ngay công dân vào bệnh viện dân y gần nhất để cách ly, khám chẩn đoán nhằm xác định bệnh và điều trị kịp thời. Những người không sốt thì đưa về khu cách ly (do quân đội cùng chính quyền địa phương bố trí trên địa bàn), theo dõi 14 ngày.

Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các quân khu sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển công dân từ cửa khẩu về vị trí tập kết của quân đội. Các quân khu huy động tối đa xe ca quân sự chi viện cho các tỉnh biên giới, đơn vị vận tải; huy động xe ca dân sự tham gia vận chuyển. Trường hợp quá khó khăn, các đơn vị có thể thuê xe ca và sử dụng xe vận tải thùng quân sự, nhưng phải đúng quy định về vận chuyển người. Tất cả các phương tiện và lực lượng làm nhiệm vụ đều được đảm bảo vệ sinh phòng dịch, trong quá trình cơ động, xe được thông gió…

Nếu phải tiếp nhận công dân theo nhiều đợt, thì mỗi đợt sẽ được bố trí theo dõi, cách ly riêng. Bộ Quốc phòng đảm bảo cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế cần thiết và công tác chuyên môn cho phòng chống dịch ở các tuyến, đơn vị.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng kiến nghị Chính phủ thành lập trung tâm điều hành chung về tiếp nhận, bàn giao công dân Việt Nam từ vùng có dịch về nước; chỉ đạo Bộ Tài chính đảm bảo ngân sách Nhà nước cho nhiệm vụ này; chỉ đạo các địa phương có cửa khẩu, sân bay, bến cảng dồn dịch, bố trí, triển khai các địa điểm cách ly sẵn sàng tiếp nhận công dân và huy động, tăng cường lực lượng cho quân đội…

Doanh trại quân đội đang cách ly, theo dõi gần 600 người

Đến ngày 6.2, 578 người đã được các đơn vị quân đội tổ chức tiếp nhận, cách ly và giám sát sức khỏe, chủ yếu tập trung ở quân khu 1, 2 và biên phòng.

Cục trưởng Quân y, thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên cho biết quân khu 1 đang cách ly 302 người, quân khu 2 – 136 người, quân khu 3 – 6 người, biên phòng – 134 người. Riêng Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel có 3 người đi công tác về, không sốt, đang được cách ly, theo dõi riêng tại gia đình. Những người này ăn uống theo tiêu chuẩn bộ đội, chăm sóc sức khỏe theo quy định phòng chống dịch.

Đến hết 31.1, lực lượng biên phòng đã phối hợp làm thủ tục nhập cảnh cho gần 152.000 lượt người, phát hiện 26 người có thân nhiệt cao, 10 người nước ngoài bị từ chối nhập cảnh, số còn lại được đưa về cách ly theo dõi tại các bệnh viện khu vực ở địa phương. Riêng ngày 4.2, có 274 người nhập cảnh, được đưa vào cách ly tại các Trung tâm y tế huyện. Gần 1.400 cán bộ, chiến sĩ đã được Bộ đội Biên phòng tăng cường lên các cửa khẩu tham gia công tác phòng dịch. Hiện đã cách ly người dân tại Hà Giang 5 người, Điện Biên 7 người, Lào Cai 8 người, Quảng Ninh 8 người.

Dịch cúm gia cầm A/H5N1 - Sputnik Việt Nam
Chưa hết coronavirus, Việt Nam còn phải đối mặt với cúm gia cầm

Cục Quân y đang cấp phát các hóa chất, phương tiện phòng hộ như khẩu trang, quần áo bảo hộ, nhiệt kế điện tử để phục vụ công tác phòng chống dịch, trước mắt cho nhiệm vụ đón tiếp, cách ly, theo dõi công dân Việt Nam ở Trung Quốc và nước có dịch trở về; phun, khử trùng phòng chống dịch ở các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo các đợt. Cục cũng tổ chức tập huấn công tác phòng dịch cho các cán bộ, chiến sĩ.

Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Quốc phòng đánh giá, trước mắt quân đội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp ổn định tình hình để người dân không còn hoang mang như trước, nhận được lời khen từ Chính phủ. "Cách ly là biện pháp tốt, buộc phải làm để sàng lọc, tránh lây lan ra cộng đồng. Những người bị cách ly đang chấp hành nghiêm túc, được bảo đảm ăn ở đàng hoàng", ông nói.

Cục phó Cục Tuyên huấn, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín cho biết, ngoài theo dõi sức khoẻ, đảm bảo ăn ở, đời sống tinh thần của người cách ly cũng được quan tâm. Ví dụ ở Lạng Sơn, tỉnh đã hỗ trợ tiểu đoàn 123 và trường quân sự 20 tivi để người dân theo dõi tin tức.

Đến nay, Việt Nam có 10 ca bệnh, trong đó 8 ca xâm nhập và 2 ca lây lan thứ phát. 3 người được điều trị khỏi. 57 người đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ. Trong quân đội chưa có ca mắc bệnh, nhưng 19 trường hợp đang được theo dõi.

19 công dân Việt Nam ở Vũ Hán có nguyện vọng muốn về nước

Phát biểu tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5.2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo chặt chẽ và Việt Nam đã có phương án đón công dân từ vùng dịch về nước.

Theo đó, Chính phủ đã giao cơ quan chức năng tổ chức đón công dân Việt Nam từ vùng dịch trở về với điều kiện cách ly tập trung 14 ngày: “Việc cách ly đã giao Bộ Quốc phòng đảm bảo các điều kiện ăn ở, ngủ, nghỉ... Đặc biệt, ở phía Bắc sẽ bố trí sân bay Vân Đồn, ở miền Nam và miền Trung mỗi nơi sẽ chọn một sân bay để đưa công dân về nước", ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Dịch coronavirus đánh vào nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, cách ly tập trung là giải pháp tốt nhất, tích cực nhất nhằm tránh lây lan dịch corona trong cộng đồng. Đến nay, Bộ Quốc phòng đã chuẩn bị hoàn tất và sẵn sàng tổ chức phương án đón công dân trở về.

Nếu người lao động Việt Nam tại Trung Quốc có nguyện vọng về nước, Chính phủ giao cho 7 tỉnh biên giới phối hợp Bộ Y tế, Công an chuẩn bị các phương án đón công dân.

“Khi cách ly tập trung, Bộ Quốc phòng chuẩn bị cơ sở vật chất, nhưng theo dõi, xét nghiệm phải là Bộ Y tế, Bộ Công an, để những người cách ly không đi lại tự do, gây ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh”, ông Mai Tiến Dũng nói.

Ông Mai Tiến Dũng lưu ý, với lao động nước bạn khi quay lại Việt Nam làm việc, phương hướng giải quyết của doanh nghiệp, địa phương, cấp tỉnh cần phải phân cấp rõ. Khi tiếp nhận bệnh nhân, các bệnh viện phải sàng lọc, xét nghiệm thế nào để cho kết quả chính xác nhất. Không được để xảy ra lây chéo hay gây hoang mang dư luận.

Cục Quản lý Dược xem xét cấp phép nhanh thuốc nhập khẩu chống corona

Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đang lên kế hoạch xem xét áp dụng hình thức cấp phép nhanh cho các đơn vị nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ công tác điều trị, phòng chống dịch corona.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế Đỗ Văn Đông vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Y tế ngành và các đơn vị nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) xuất viện ngày 4/2. - Sputnik Việt Nam
9 người nhiễm coronavirus, Việt Nam tự tin đủ năng lực ngăn chặn dịch viêm phổi

Theo đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để dự trù đặt hàng và mua sắm theo quy định, đảm bảo đủ thuốc cung ứng.

Bên cạnh đó, Cục cũng chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc Bệnh viện Lao và Bệnh viện Phổi tuyến tỉnh rà soát và lập dự trù bổ sung (nếu cần) các thuốc điều trị. Tinh thần đặt ra là phải đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.

Ngoài ra, Cục chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh khác trên địa bàn sẵn sàng dự trù và lên kế hoạch cung ứng kịp thời các thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của cơ sở trong trường hợp dịch bệnh lan rộng ở cấp độ 4.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các nhà thầu cung ứng đầy đủ thuốc đã trúng thầu tại đơn vị, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý để tránh tình trạng tăng giá đột biến khi bùng phát dịch bệnh.

Các cơ sở sản xuất thuốc trong nước được yêu cầu chủ động lên kế hoạch dự trù, nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất và vật tư tiêu hao có liên quan để kịp thời sản xuất thuốc, đảm bảo cung ứng đủ cho các cơ sở khám, chữa bệnh khi được yêu cầu cung cấp. Các công ty Dược cũng tăng cường nguồn cung và tìm kiếm thuốc thay thế (nếu có) để nhập khẩu.

Theo Cục Quản lý Dược, cơ quan này sẽ xem xét áp dụng hình thức Cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc Giấy phép nhập khẩu nhanh cho các đơn vị đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng yêu cầu phòng chống, điều trị dịch bệnh Corona.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала