Philippines ra khỏi hợp đồng quân sự với Mỹ sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

© AFP 2023 / Ted Aljibequân nhân Mỹ tại Philippines
quân nhân Mỹ tại Philippines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuyên bố của Philippines về việc rút khỏi VFA (Thỏa thuận thăm viếng giữa các lực lượng Mỹ và Philippines) có thể được coi là một bước chủ yếu về mặt kỹ thuật, như một số chính trị gia và nhà bình luận Mỹ nhìn nhận.

Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản ứng với quyết định của Philippines, nói rằng ông "không bận tâm", vì điều này sẽ giúp Mỹ tiết kiệm được khoản tiền lớn. Trong khi đó, khi trả lời phóng vấn Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã chỉ ra rằng, quyết định của Manila có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho Mỹ và không phải đơn thần là vấn đề hình thức.

VFA là một tài liệu hỗ trợ xác định tình trạng pháp lý cho việc quân đội Hoa Kỳ đến thăm Philippines. Thỏa thuận không kèm theo nghĩa vụ bảo vệ quốc phòng chung giữa hai nước - các nghĩa vụ tương ứng đã được nêu trong Hiệp ước Mỹ-Philippines năm 1951, đến nay vẫn còn hiệu lực.

Những người lính Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ, Duterte đang đùa với lửa ở Biển Đông?

Các hình thức hợp tác quân sự cụ thể giữa hai nước hiện được xác định theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) ký kết năm 2014. EDCA quy định các hình thức hợp tác khác nhau, kể cả việc Mỹ hỗ trợ Philippines trong việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, tập trận chung, trao đổi thông tin, v.v.

Chính trong khuôn khổ EDCA, quân nhân Hoa Kỳ có quyền tiếp cận Philippines, trên thực tế, sự hiện diện của họ ở đây mang tính chất thường xuyên. Tầm quan trọng của thỏa thuận này tăng lên khi quan hệ Trung-Mỹ trở nên xấu đi.

Tuy nhiên, với tính chất phi chính trị, VFA ký năm 1998 tạo điều kiện pháp lý để thực hiện bất kỳ chương trình hợp tác nào liên quan đến việc phái quân đội Mỹ đến Philippines. Nếu không có thỏa thuận này, mỗi lần triển khai quân đội như vậy, Hoa Kỳ và Philippines sẽ phải đàm phán riêng, điều này mất nhiều thời gian, và trong nhiều trường hợp, điều đó gần như là không thể.

VFA cũng là một thỏa thuận quan trọng về chính sách đối nội của Philippines. Thỏa thuận hạn chế nghiêm ngặt quyền tài phán của cơ quan tư pháp Philippines liên quan đến quân nhân Hoa Kỳ hiện diện tại nước này. Thỏa thuận được Hoa Kỳ sử dụng nhiều lần để bảo vệ quân nhân của mình khỏi phải bị luật pháp Philippines trừng phạt khi phạm tội ác nghiêm trọng, kể cả tội cưỡng hiếp. Điều này khiến công chúng Philippines cực kỳ phẫn nộ. VFA cũng cho phép các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tự do đưa hàng hóa vào nước này mà không phải chịu sự kiểm tra hải quan và không phải nộp thuế. Tài liệu cho phép tàu và máy bay Mỹ, cũng như quân nhân Mỹ di chuyển tự do qua lãnh thổ Philippines.   

Tổng thống Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Philippines dọa hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ

Ra khỏi VFA, Philippines có cơ hội giảm nghiêm trọng hoặc hầu như tê liệt hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, mà không ảnh hưởng đến các thỏa thuận chính trị-quân sự hiện có giữa các nước. Đồng thời, không thể loại trừ rằng đây là bước đầu tiên có thể được thực hiện sau khi hủy bỏ thỏa thuận EDCA.

Philippines là một ví dụ điển hình một quốc gia đồng minh trung thành của Mỹ chuyển sang theo đuổi chính sách độc lập và đa phương rõ rệt. Trong vấn đề này, Philippines đang đi theo con đường với những đặc trưng cụ thể riêng mà Thổ Nhĩ Kỳ đã từng trải qua. Trong cả hai trường hợp, việc chuyển đổi sang chính sách đa phương đều xuất phát từ việc không hài lòng trước sự hợp tác với Wasington và cố gắng giảm ảnh hưởng của Mỹ.

Cả hai nước không bãi bỏ các văn kiện cơ bản xác định bản chất quan hệ đồng minh với Mỹ (Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên NATO, Philippines vẫn giữ hiệp ước năm 1951), nhưng thực sự hạn chế hợp tác với Mỹ. Đồng thời, nguy cơ đe dọa phá vỡ quan hệ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự được họ sử dụng khi muốn gây áp lực lên Washington.

Cũng như trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ quan tâm đến sự hiện diện quân sự ở Philippines, tầm quan trọng có thể tăng lên nếu tình hình ở Biển Đông xấu đi. Như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình chính trị trong nước và những cân nhắc về ý thức hệ không cho phép Mỹ ký kết với Philippines các thỏa thuận mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mong muốn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Cái bắt tay ASEAN tại lễ khai mạc tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Manila, Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines làm Mỹ mất con át chủ bài trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

Bằng cách giảm hợp tác với Hoa Kỳ và phô trương liên hệ với Trung Quốc và Nga, Philippines không thể đi quá xa trong vấn đề này. Mỹ đã không còn là anh cả và cấp trên, nhưng vẫn là đối tác quan trọng nhất và là lĩnh vực ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại đa phương của Philippines. Vẫn còn tất cả mọi khả năng để khôi phục sự hợp tác khi cần thiết. Bây giờ nhiều điều sẽ phụ thuộc vào hành động hiệu quả của Trung Quốc và Nga trong việc phát triển hợp tác với Philippines, nhằm củng cố những thay đổi tích cực hiện tại trong chính sách đối ngoại của Philippines.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала