Việt Nam thời corona: Sống phải có não

© Ảnh : Thái Hùng-TTXVN Các nhân viên y tế tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh làm công tác xét nghiệm.
 Các nhân viên y tế tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh làm công tác xét nghiệm.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tình hình chống dịch Covid-19 Việt Nam vẫn luôn được Bộ Y tế cập nhật: Theo đó, sau khi Khánh Hòa chính thức công bố hết dịch, 16/16 ca khỏi bệnh, Việt Nam hiện vẫn đang theo dõi 92 ca nghi nhiễm virus corona (SARS-CoV-2).

Bộ Ngoại giao cũng lên tiếng trường hợp người đàn ông Hàn Quốc nhiễm nCoV từng đến Việt Nam. Ngoài ra, phát ngôn gây xôn xao cộng đồng mạng Việt Nam những ngày qua là của cô gái N.T.T livestream trốn cách ly thành công sau khi trở về từ tâm dịch Daegu của Hàn Quốc - chống dịch virus corona, chúng ta phải có não, ai không thông minh mới bị cách ly gây nên sự phẫn nộ dư luận.

Bộ Ngoại giao lên tiếng về người đàn ông Hàn Quốc nhiễm virus corona từng đến Việt Nam

Liên quan đến thông tin về một người đàn ông Hàn Quốc được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19) từng đến Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có thông tin trả lời báo chí.

Khu vực đo thân nhiệt và kiểm tra y tế đối với hành khách quốc tế đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà). - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng đưa 18 khách Hàn Quốc về nước, ca nhiễm virus corona cuối cùng của Việt Nam ra viện

Theo đó, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao đã liên hệ với Cơ quan Quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) về vấn đề này và đề nghị cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến trường hợp bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) từng đến Việt Nam trong tháng 2 này.

“Về việc này, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã làm việc với Cơ quan Quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đề nghị cung cấp thông tin. Cơ quan Quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết theo quy định của Điều lệ Y tế quốc tế, trường hợp này sẽ được trao đổi qua kênh liên lạc chính thức giữa Bộ Y tế Việt Nam và Hàn Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Ngoài ra, đại diện Bộ Ngoại giao cũng cho hay, Bộ đã thông tin đến Bộ Y tế về vấn đề này, những thông tin cập nhật tiếp theo cũng sẽ được Cơ quan Quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) trực tiếp gửi đến Bộ Y tế Việt Nam.

Trước đó, ngày 24.2, Văn phòng chính quyền Seoul, Hàn Quốc có thông báo có trường hợp bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19) sau khi trở về từ Việt Nam vào ngày 16.2.

Theo đó, bệnh nhân trên là một người đàn ông 68 tuổi, được kiểm tra lấy mẫu bệnh phẩm vào ngày 22.2 và cho kết quả dương tính với coronavirus ngày 23.2. Hiện, người bệnh đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Seoul.

Theo dữ liệu từ trang thống kê toàn cầu Worldometers cập nhật đến 11h20 (theo giờ Hà Nội) ngày 27.2, đến nay, số ca nhiễm virus corona (Covid-19) đã được ghi nhận ở 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàn Quốc trở thành một tâm dịch mới, với 1.595 ca nhiễm và 13 người chết (Hàn Quốc đứng thứ 2, chỉ sau Trung Quốc đại lục về số ca nhiễm coronavirus).

Việt Nam cách ly 92 người nghi nghiễm virus corona, Khánh Hòa hết dịch

Theo thông tin từ Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, tính đến 11h ngàu 27.2, Việt Nam ghi nhận 16 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19 hay SARS-CoV-2). Tuy nhiên, 16 ca này đã được chữa khỏi và xuất viện trong những ngày qua. 14 ngày qua Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc mới. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm coronavirus đang theo dõi, cách ly là 92 người. Trong khi đó, ngày 26.2, số ca nghi nhiễm của Việt Nam là 31 người.

Theo Bộ Y tế, người nghi ngờ nhiễm virus corona là các đối tượng đến từ vùng có tiền sử dịch tễ, có nguy cơ dịch bệnh, tiếp xúc với trường hợp nhiễm virus corona và có các triệu chứng liên quan đến viêm đường hô hấp như ho, sốt, khó thở trong thời gian ủ bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo, những người có nguy cơ này cần tự cách ly (trong 14 ngày) cho đến khi chứng minh không mang virus corona trong người, kết quả xét nghiệm âm tính. Nếu các đối tượng đến từ vùng nguy cơ nhưng lưu trú quá thời gian ủ bệnh (quá 14 ngày) xem như không còn nguy cơ.

Các dược sĩ Trường Đại học Dược Hà Nội pha chế, đóng gói dung dịch nước rửa tay khô phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Mỹ khen Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh do virus corona

Theo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, tổng số người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được theo dõi là 5.474 trường hợp. Đã xét nghiệm 1.381 mẫu với 16 trường hợp dương tính và 1.365 kết quả âm tính với Covid-19.

Ngày 26.2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ban hành quyết định công bố chính thức tỉnh Khánh Hòa đã hết dịch coronavirus. Quyết định được đưa ra sau 22 ngày kể từ khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện (kể từ ngày 4.2 vừa qua). Theo đó, văn bản của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ quyết định số 240 của Bộ Y tế ngày 31.1 về công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chính thức hết hiệu lực từ 26.2.

Ngày 26.2, theo quyết định của Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng đã được phép thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus corona (Covid-19) góp phần giảm tải cho khoa Xét nghiệm, Viện Pasteur TP.HCM và rút ngắn trả lời kết quả cho các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM. Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn- Phó Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp đã ký quyết định số 640 cho phép Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thực hiện xét nghiệm nhanh chủng mới coronavirus.

© Ảnh : Văn Dũng -TTXVNCán bộ y tế mặc áo bảo hộ, khẩu trang trước khi vào chăm sóc sức khỏe cho các công dân được cách ly tại trung tâm.
Việt Nam thời corona: Sống phải có não - Sputnik Việt Nam
Cán bộ y tế mặc áo bảo hộ, khẩu trang trước khi vào chăm sóc sức khỏe cho các công dân được cách ly tại trung tâm.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới với số mắc tăng cao tại nhiều quốc gia, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh đã tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, thẩm định và cho phép các đơn vị xét nghiệm tại các bệnh viện đủ năng lực được phép tiến hành xét nghiệm sàng lọc và khẳng định Covid-19 theo đúng tiêu chuẩn của WHO. Biện pháp này rất quan trọng nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo xét nghiệm chính xác, nhanh chóng phát hiện ca bệnh, từ đó tiến hành cách ly, tập trung điều trị, khoanh vùng dập dịch tại chỗ đạt hiệu quả cao.

Đà Nẵng theo dõi thêm 2 người Hàn Quốc nghi nhiễm Covid-19

Ngày 27.2, theo thông tin từ Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, tính đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 12 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, trong đó có 10 người Việt Nam và hai công dân Hàn Quốc.

Sở Y tế thành phố cũng khẳng định, hiện các bệnh nhân này đang được theo dõi chặt chẽ tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, sức khỏe đều ổn định. Sở nhận được 127 mẫu xét nghiệm âm tính với virus corona, không có trường hợp dương tính nào.

Thủ tướng lưu ý cảnh giác phòng chống dịch nhưng cũng phải chú trọng đến phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống cho người dân - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành công đến đâu trong cuộc chiến với virus corona?

Theo báo cáo, tại Đà Nẵng, cơ quan hữu quan thực hiện giám sát tại cộng đồng 27 trường hợp, tất cả đều có sức khỏe bình thường. Trong ngày 26.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã giám sát 36 tàu bay với 2.308 người nhập cảnh, trong đó 780 đối tượng phải khai báo y tế.

Việc Hàn Quốc trở thành tâm dịch mới của thế giới với hơn 1.500 ca nhiễm bệnh, chỉ đứng sau Trung Quốc, khiến thành phố Đà Nẵng phải thực hiện nhanh chóng và kịp thời nhiều biện pháp rà soát lại số lượng người Hàn Quốc, Trung Quốc đang lưu trú trên địa bàn. Theo đó, hiện có 1.480 người Hàn Quốc lưu trú tại quận Ngũ Hành Sơn, trong đó có 253 người nhập cảnh sau 9.2, chưa qua 14 ngày. Quận Sơn Trà có 7.027 người nước ngoài sinh sống và làm việc, với 2.263 công dân Hàn Quốc và 445 người mới đến Đà Nẵng trong vòng 14 ngày trở lại đây. Chính quyền hai quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà hiện đang tăng cường rà soát và báo cáo số liệu lưu trú của công dân nước ngoài  nhất là những người đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc, có báo cáo với UBND thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Đà Nẵng ngày 26.2 cũng có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạm dừng khai thác các tour du lịch đưa khách đi và đến từ các vùng có dịch tại Hàn Quốc thông qua các đường bay trực tiếp Hàn Quốc - Đà Nẵng nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Sở lưu ý tập trung lượng khách đến từ hoặc đi qua khu vực Daegu và khu Bắc Gyeongsang kể từ ngày 26.2 cho đến khi cơ quan chức năng thông báo kiểm soát được dịch.

Đối với các đoàn du lịch đã nhập cảnh đến Đà Nẵng trước ngày 26.2, sở Du lịch Đà Nẵng đề nghị các công ty lữ hành thực hiện giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của du khách, kịp thời phối hợp với ngành y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh tránh để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Quảng Ninh cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng ba

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của Việt Nam cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng ba. Cụ thể, ngày 26.2, UBND tỉnh Quảng Ninh có thông báo cho học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, căn cứ chỉ đạo của Bộ Giáo dục-Đào tạo, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông tin đến học sinh, phụ huynh về lịch đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ. UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở Giáo dục-Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban ngành liên quan tổ chức cho học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2.3.

Kĩ thuật viên chuẩn bị chụp X quang cho bệnh nhân tại khu vực cách ly đặc biệt. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chữa khỏi Covid-19 cho 16 bệnh nhân như thế nào?

UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải tăng cường công tác thông tin, truyền thông, hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh chủ động thực hiện các biện pháp tự phòng, chống dịch bệnh cho học sinh, sinh viên, học viên khi đi học. Ngoài ra, lãnh đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phải thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh lớp học, trang thiết bị dạy học và các đồ dùng, phương tiện phục vụ học sinh.

“Đảm bảo đủ các điều kiện để học sinh, sinh viên, học viên thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo đúng qui trình hướng dẫn của ngành Y tế. Đảm bảo an toàn, an tâm cho học sinh, phụ huynh học sinh. Chủ động phương án sẵn sàng triển khai các biện pháp để giải quyết kịp thời nếu có tình huống bất thường xảy ra”, công văn hỏa tốc của UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay.

UBND tỉnh Quảng Ninh cũng cầu các cơ quan thực hiện hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục- Đào Tạo và của tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để chủ động phối hợp tổ chức công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, học viên trong quá trình học tập.

Trước đó, vì diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây nên (Covid-19), toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam đã cho học sinh nghỉ học để chủ động phòng chống dịch bệnh.

Hà Nội: Cách ly 650 người về từ Hàn Quốc

Ngày 27.2, Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã có buổi làm việc kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.

Tại Bệnh viện Đức Giang, Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ và Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch đã thăm khu vực khám và phân loại người bệnh nghi nhiễm coronavirus.

Kĩ thuật viên Nguyễn Thị Hằng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra mẫu xét nghiệm tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có phương pháp chống dịch Covid-19

Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường báo cáo đã chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly với khoảng 70 giường bệnh. Đây cũng là 1 trong 5 bệnh viện sẵn sàng điều trị cho các ca nhiễm Covid-19 của Hà Nội.

Theo lời lãnh đạo bệnh viện, cơ sở này cũng đã thành lập Ban phòng chống dịch Covid-19 gồm 3 tiểu ban và 2 đội cấp cứu cơ động, với 12 bác sĩ và 40 điều dưỡng. Các tiểu ban đã tổ chức tập huấn, đào tạo cho các cán bộ quận Long Biên. Thời gian qua, tại đây đã khám cho hơn 1.000 người có biểu hiện sốt, trong đó có khoảng hơn 300 bệnh nhân có dấu hiệu nghi nhiễm virus.

Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường thông tin với Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho hay, tính đến sáng ngày 27.2, Hà Nội đã đón 650 người từ Hàn Quốc trở về Việt Nam, phần lớn là người Việt, chỉ có 10 công dân Hàn Quốc, tất cả đều được đưa vào khu cách ly của Bộ Tư lệnh Thủ đô. Dự kiến, hết ngày 27.2, có thể sẽ có hơn 900 trường hợp được cách ly.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình đánh giá cao việc tham gia, thực hiện của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời lưu ý, diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp, khó lường. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cần tiếp tục thực hiện tốt nhất chỉ đạo của thành phố, rà soát kỹ cơ sở vật chất, con người bảo đảm năng lực, tính toán mở rộng khu cách ly, giữ vững thế trận, sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất, không để dịch xảy ra trên địa bàn.

Theo lãnh đạo thành ủy Hà Nội, rất đông du khách Hàn Quốc đến Hà Nội, tập trung chủ yếu ở quận Thanh Xuân, Cầu Giấy nên cần có phương án phù hợp ở từng khu vực.

“Vĩnh Phúc đã cách ly cả một xã rất tốt, nhưng đó là ở nông thôn, còn đô thị cách ly cả khu phố rất phức tạp, song chúng ta vẫn phải tính”, Bí thư Hà Nội bày tỏ.

Khoa truyền nhiễm là khu điều trị riêng biệt cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Họp báo vụ nữ sinh lớp 12 tử vong từng bị nghi nhiễm COVID-19
Bí thư Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các y, bác sĩ chính là những chiến sĩ áo trắng, những người có nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 cao nhất. Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, sức khỏe là quý nhất, bởi vậy nghị quyết của Trung ương cũng nhấn mạnh bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân là nghĩa vụ của ngành y tế và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

“Bệnh viện phải quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy trình, phác đồ điều trị dịch, vừa bảo đảm hiệu quả bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vừa bảo đảm sức khỏe của đội ngũ y, bác sĩ ”, ông Vương Đình Huệ khẳng định.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhấn mạnh, Hà Nội luôn sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất, với tinh thần không để xảy ra việc nhiễm Covid-19 trên địa bàn thủ đô.

Chống virus corona: Sống phải có não

Trong khi “toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương” của Việt Nam đang căng mình thực hiện tất cả những biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây nên (Covid-19), thì vẫn có những người “điếc không sợ súng”, liên tục có những hành vi gây khó khăn cho lực lượng chức năng, khai báo y tế không trung thực, trốn cách ly, gây gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Trường hợp vô tư livestream trên Facebook ngày 25.2 của cô gái N.T. T., ở Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương vừa qua khiến cộng đồng mạng Việt Nam phản ứng dữ dội.

© Ảnh : Facebook/ScreenshotHình ảnh cắt ra từ clip livestream của tài khoản Facebook Harry Nguyen
Việt Nam thời corona: Sống phải có não - Sputnik Việt Nam
Hình ảnh cắt ra từ clip livestream của tài khoản Facebook Harry Nguyen

Tại sân bay Tân Sơn Nhất, cô gái này phát trực tiếp trên Facebook bật mí “bí quyết” khai báo y tế không trung thực để được nhập cảnh từ vùng dịch tại Hàn Quốc về Việt Nam và không phải cách ly y tế theo quy định.

“Những người không thông minh là những người đã bị cách ly. Còn những người thông minh như em thì đâu có bị cách ly. Phụ nữ phải sống bằng cái não” được nữ facebooker liên tục nhấn mạnh để khoe khoang “chiến công” trốn cách ly thành công.

Tuy nhiên, vui mừng vì trốn được cách ly không bao lâu, ngay sau đó, N.T.T đã được cơ quan chức năng kiểm tra sức khỏe và không có dấu hiệu nhiễm Covid-19. Ngày 26.2, ngành y tế Bình Dương đưa N.T.T đến khu cách ly tập trung của địa phương để thực hiện cách ly trong 14 ngày, đồng thời, tiến hành điều tra dịch tễ của N.T.T, lên danh sách tất cả những người đã có tiếp xúc gần với trường hợp này để khoanh vùng và giám sát sức khỏe trong những ngày tới.

“Sau khi nắm được việc cô gái này livestream khoe chiêu trốn cách ly, chính quyền địa phương đã đến vận động cô gái này đến Trung tâm y tế để cách ly”, lãnh đạo UBND phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương cho biết.

Về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, trưa ngày 26.2, cô T. đã được đưa đến Trung tâm y tế để lấy mẫu xét nghiệm.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương khẳng định, trước đây, N.T.T sống tại Daegu (Hàn Quốc) nhưng đã qua thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc là Busan để đáp máy bay đi TP.HCM. Khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó cô gái khai điểm xuất phát hành trình của mình là Busan, không nhắc tới Daegu và hải quan cửa khẩu vẫn cho cô nhập cảnh bình thường vì không về từ vùng có dịch.

Người dân Thủ đô tham gia giao thông nên đeo khẩu trang y tế đủ tiêu chuẩn trong những ngày chỉ số ô nhiễm lên cao.  - Sputnik Việt Nam
Dịch COVID-2019: Bộ Y tế ra khuyến cáo cho người điều khiển phương tiện giao thông
Tại Việt Nam, còn dấy lên những lo ngại về các trường hợp khai báo không trung thực như N.T.T hay có những hành vi làm khó khăn cho cơ quan chức năng thực hiện biện pháp khai báo y tế hay phòng chống dịch. Trường hợp bà N.T.D (44 tuổi, trú tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) bỏ trốn khỏi khu vực cách ly phòng chống dịch Covid-19 tại Trung đoàn 124 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn hay bà H.T.H (63 tuổi), đi từ vùng dịch Vĩnh Phúc về Quảng Ngãi nhưng không hợp tác cách ly 14 ngày với lý do “còn phải mưu sinh kiếm sống” và yêu cầu phải trả tiền mới chịu cách ly.

Sự vào cuộc, quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ cùng toàn dân trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đang giúp Việt Nam có kết quả tích cực, tuy nhiên, để chống dịch lây lan ra cộng đồng, rất cần những công dân “thông minh”, “có não” tự biết bảo vệ bản thân và người thân, tích cực chủ động phòng chống dịch và nâng cao tinh thần “vì sức khỏe của mình, vì sự an toàn và sức khỏe của tất cả mọi người” để góp phần nhanh chóng giúp công tác phòng chống dịch Covid-19 của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và toàn bộ hệ thống chính trị đạt hiệu quả, đẩy lùi dịch bệnh, để tất cả chúng ta đều trở lại cuộc sống học tập và làm việc bình thường với những kế hoạch và dự định mới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала