Việt Nam buộc thôi việc cán bộ sách nhiễu, nhận tiền, tài sản của người vi phạm

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kỳ Nghị định 19 quy định công chức, viên chức, cán bộ bị buộc thôi việc nếu lợi dụng chức vụ quyền hạn sách nhiễu, đòi nhận tiền, tài sản của người vi phạm.

Nghị định 19: Buộc thôi việc cán bộ sách nhiễu, nhận tiền, tài sản

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP về Kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, Nghị định 19 vừa được ban hành có 5 chương, 30 điều, quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 19 được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ký ban hành, đưa ra nhằm phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Nhận tiền bôi trơn vì "khổ quá": 5 cán bộ hải quan Quảng Trị bị kỷ luật

Đặc biệt, Nghị định nêu rõ, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị cảnh cáo nếu có các hành vi vi phạm như, không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật.

Đáng chú ý, Điều 29 Nghị định quy định: Nếu trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm, dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi bị xử lý vi phạm hành chính.

Cán bộ cũng sẽ bị buộc thôi việc nếu giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính hay giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Ngoài ra, Nghị định 19 kiên quyết buộc thôi việc cán bộ, công chức, viên chức có hành vi chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.

Ngoài hình thức buộc thôi việc, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức.

Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Оперативники задержали замглавы администрации Серпуховского района Московской области Елену Базаеву - Sputnik Việt Nam
'Cán bộ không nhận tiền sẽ thiếu… nhân văn'?

Những công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nếu có hành vi không thực hiện kết luận kiểm tra thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức.

“Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. Việc xem xét, tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật cũng được áp dụng trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do hoàn cảnh khách quan hoặc do lỗi của đối tượng vi phạm hành chính”, Điều 23 của Nghị định nêu rõ.

Nghị định 19 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 31.3. Riêng các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định 19 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2020.

Bên cạnh đó, Nghị định nêu rõ, việc xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền xử phạt và lập biên bản vi phạm hành chính thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu trên cơ sở yêu cầu, kiến nghị tại kết luận kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan, trừ những người trong cơ quan, đơn vị Quân đội nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; những người trong cơ quan, đơn vị Công an nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an, những người trong tổ chức cơ yếu nhưng không làm công tác cơ yếu thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định 100: 23.590 tài xế bị phạt nồng độ cồn, tai nạn giảm mạnh

Cục Cảnh sát Giao thông (Cục CSGT) ngày 2.3 tiếp tục cập nhật số liệu về công tác xử lý vi phạm giao thông sau khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100/2019 có hiệu lực và được triển khai nghiêm túc suốt thời gian qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về các đại dự án quan trọng của Việt Nam

Theo báo cáo của Cục CSGT, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, kể từ ngày 1.1.2020 đến hết ngày 14.2.2020, lực lượng CSGT Công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc đã tiến hành kiểm tra xử lý 454.233 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 400 tỷ đồng (397 tỷ 992 triệu đồng).

Cụ CSGT cho biết, triển khai xử lý vi phạm theo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 của Chính phủ, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các đơn vị, địa phương đã phát hiện xử lý 23.590 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên đường bộ, phạt tiền trên 90 tỷ đồng.

Về tình hình và tỷ lệ vi phạm của các phương tiện xe cơ giới, Cục CSGT cho hay, vi phạm của xe ô tô là 1.447 trường hợp ( chiếm 6,13%). Có 22.091 trường hợp xe mô tô, xe máy vi phạm (chiếm tới 93,64%). Có 5 trường hợp xe máy chuyên dùng vi phạm (chỉ chiếm 0,02%). Thậm chí, CSGT trên khắp cả nước còn ghi nhận 47 trường hợp xe đạp, xe máy điện vi phạm (0,2%).

CSGT Công an các đơn vị, địa phương đã tước giấy phép lái xe 14.849 trường hợp, tạm giữ 23.590 phương tiện các loại.

Các địa phương có số trường họp vi phạm nồng độ cồn lớn là Đắk Lắk, Tây Ninh, Thanh Hóa, Đồng Nai, TP.HCM, Hà Nội.

“Đắk Lắk 1.317 trường hợp, Tây Ninh 1.200, Thanh Hóa 1.176, Bắc Giang 1.042, Đồng Nai 970, TP. Hồ Chí Minh 948, Cà Mau 818, Gia Lai 834, Hà Nội 853 người”, Cục cảnh sát giao thông, một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao báo cáo cho biết.

Ngoài ra, ở một số địa phương còn xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Trà Vinh 394 trường hợp, Cà Mau 349, Kiên Giang 304, Long An 286, TP Hồ Chí Minh 288, Thanh Hóa 209 trường hợp.

Cán bộ chiến sĩ CSGT Trạm Ql1A (Ninh Bình) kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe - Sputnik Việt Nam
Khởi tố 4 đối tượng hành hung CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn

Trên lĩnh vực đường sắt, lực lượng Cảnh sát giao thông của Cục CSGT đã xử lý 1 trường hợp trực ban chạy tàu vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 5 triệu đồng.

Cục CSGT đánh giá, công tác kiểm soát nồng độ cồn của lực lượng chức năng nhận được ủng hộ, đồng thuận cao của người dân, của xã hội, góp phần tích cực tác động trực tiếp vào ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”.

Nhờ thực hiện nghiêm Nghị định 100 cũng như nâng cao ý thức người dân, Việt Nam đã giảm được tai nạn giao thông cả về ba tiêu chí. Theo đó, trên cả nước xảy ra 1.353 vụ, làm chết 761 người, bị thương 958 người.

“So với thời gian trước liền kề giảm 770 vụ (-36,27%), giảm 183 người chết (-19,39%), giảm 759 người bị thương (-44,21%)”, Cục CSGT nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала