Phiên bản đầu tiên mà việc triển khai có thể bắt đầu vào năm 2026 được thiết kế với chức năng triệt hạ các mục tiêu cố định trên đất liền, còn phiên bản thứ hai, đi vào sản xuất từ năm 2028, sẽ được dùng để diệt các mục tiêu di động trên biển như các tàu nổi cỡ lớn của đối phương. Sau đây Sputnik giới thiệu bài bình luận của chuyên gia quân sự Nga lý giải động cơ phát triển loại vũ khí này và triển vọng của chương trình tên lửa Nhật Bản.
Chính thức mà nói thì nhu cầu chế tạo các tên lửa như vậy xuất phát từ cơ sở «thi hành nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa», theo cách người Nhật gọi những quần đảo đang tranh chấp, đặc biệt là Ryukyu và quần đảo Senkaku (người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Tầm bắn xa của tên lửa tiềm năng được cho là từ 300 đến 500 km.
Điều đáng nhắc lại là Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã có hai dự án mua vũ khí để bảo vệ các vùng «lãnh thổ xa xôi». Đó là dự án mua tên lửa hành trình đường không JASSM-ER của Mỹ và tên lửa hạng nặng chống hạm LRASM, cả hai đều có tầm bắn xa hơn 1.000 km.
Tổng diện tích của quần đảo Senkaku, đối tượng tranh chấp gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Quốc, rộng khoảng 7 km2, trong đó hòn đảo lớn nhất có kích thước chỉ nhỉnh hơn 4 km2, bên cạnh đó có một đảo với diện tích vẻn vẹn chừng 1 km2, còn lại tất cả các đảo khác đều chỉ là những vách đá không lớn. Do vậy, xúc tiến chế tạo phát triển các vũ khí về cơ bản là loại mới để phòng thủ những hòn đảo riêng lẻ như vậy, hoặc thậm chí quyết định mua tên lửa hành trình loại mạnh và sẵn có của Mỹ, thực sự đều là việc khá kỳ quặc. Quả thực, có một số chuyên gia cho rằng tên lửa mới với đầu đạn siêu thanh có lợi thế rõ rệt so với tên lửa hành trình. Cụ thể, tên lửa siêu thanh cần ít thời gian hơn để bay tới mục tiêu và cũng gần như bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không hiện đại.
USAF Moves Stealthy JASSM-ER Cruise Missile To FR Production@LockheedMartin @insidedefense http://t.co/fanixzQ3u9 pic.twitter.com/jm2Rxxz6RA
— James Drew (@StrikeWriter) December 15, 2014
Trong tương quan với dự tính sáng chế vũ khí mới, cũng nên nhắc về một số đặc điểm trong chính sách của Tokyo gắn với những hạn chế áp đặt cho tổ hợp quân sự và công nghiệp quân sự Nhật Bản, từ bên ngoài và cả từ bên trong. Nhật Bản một số lần đầu tư những khoản tiền khủng vào việc chế tạo các mẫu thiết bị và vũ khí khá phức tạp, đưa vào sản xuất với số lượng nhỏ và không hiếm khi công bố đặc tính thấp một cách nhân tạo. Một khi có sự thay đổi trong tình hình chính trị và giảm nhẹ các hạn chế áp đặt với Nhật Bản về lĩnh vực quân sự (như xu thế bộc lộ những năm gần đây), lối tiếp cận như vậy sẽ cho phép Tokyo mau lẹ tiến hành mở rộng tiềm năng quân sự của mình.
Một ví dụ điển hình là hai khu trục hạm chở máy bay trực thăng loại Izumo, lúc ban đầu chế tạo đã tính đến khả năng chuyển đổi thành tàu sân bay. Rồi đến thời điểm thích hợp, quyết định như thế đã được thông qua - vào tháng 12 năm 2018, nội các Nhật Bản tuyên bố rằng trên các khu trục hạm này sẽ bố trí chiến đấu cơ F-35B.
Hoàn toàn có thể là ban đầu tầm bắn của tên lửa mới sẽ giới hạn ở mức 500-600 km, đơn giản vì nó sẽ được bắn thử nghiệm ở cự ly như vậy. Nhưng khả năng với xác suất cao là tên lửa mới sẽ có tiềm năng đáng kể dành cho nâng cấp hiện đại hóa hoặc để sử dụng ở tầm xa lớn hơn nhiều, người ta chỉ cần tiến hành số lượng nhỏ các cuộc thử nghiệm và cải tiến hoàn thiện chương trình phần mềm.
Trong trường hợp như vậy, Nhật Bản sẽ tiến vào «câu lạc bộ» hẹp tiềm năng gồm bốn quốc gia sở hữu vũ khí siêu thanh của riêng họ (nơi hiện nay đang có «tam hùng» Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc), và sẽ giành khả năng giáng đòn tấn công vào những nước khác trong khu vực. Nếu tính rằng từ năm 2023 cần bắt đầu triển khai các tên lửa đạn đạo tương tự của Mỹ với các khối siêu thanh, cũng có thể đi đến kết luận rằng, trong điều kiện mới, người Nhật sẽ không quá tin vào sự bền vững của liên minh này.
【三沢基地でF35A配備式典 防衛相「大きな意義ある」】
— 佐藤正久 (@SatoMasahisa) February 24, 2018
これからの兵装を合わせた戦力化が鍵。F-35AにはJSM、F-15にはLRASMやJASSM等。https://t.co/gE90WPptNQ pic.twitter.com/TL05JJnpE9