Thảm sát Sơn Mỹ: Tội ác chiến tranh và ký ức lấy xác người thân chắn đạn lính Mỹ

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamThảm sát Mỹ Lai
Thảm sát Mỹ Lai - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vụ thảm sát Sơn Mỹ (hay còn gọi là thảm sát Mỹ Lai), tội ác chiến tranh của quân đội Hoa Kỳ, gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam và thế giới, đi vào lịch sử Việt Nam như vết thương đau nhói của nhân sân Sơn Mỹ, Tịnh Khê, Quảng Ngãi nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung.

Ngày 16.3, tại Khu chứng tích Sơn Mỹ đã diễn ra lễ Tưởng niệm 504 đồng bào bị thảm sát.

Quảng Ngãi: Tưởng niệm 52 năm thảm sát Sơn Mỹ

Sáng ngày 16.3, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ Tưởng niệm 52 năm ngày 504 người dân xã Sơn Mỹ bị sát hại trong chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam (16.3.1968-16.3.2020).

Lễ Tưởng niệm được tổ chức tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, nơi ghi dấu những nỗi đau của vụ thảm sát chấn động lịch sử, nơi gợi nhớ đến những ám ảnh kinh hoàng về một thời khói lửa chiến tranh để có được những năm tháng hòa bình, độc lập tự do như ngày nay.

Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam
Đừng bao giờ quên vụ thảm sát Sơn Mỹ

Tham dự Lễ Tưởng niệm có lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh cùng đông đảo nhân dân địa phương. Tất cả đều cùng nhớ lại sự kiện cách đây 52 năm, khi Lục quân Hoa Kỳ đưa quân viễn chinh xả súng xuống thôn Mỹ Lai, xã Tịnh Khê, cướp đi mạng sống của 504 người dân thường vô tội, mà phần lớn trong đó là người già, phụ nữ và trẻ em.

Tham dự Lễ Tưởng niệm, các vị lãnh đạo chính quyền Quảng Ngãi, các đại biểu và các nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát đã dâng hương lên trước Tượng đài chứng tích Sơn Mỹ và dành một phút mặc niệm cầu nguyện cho những linh hồn đã ngã xuống trong vụ thảm sát đẫm máu.

Đúng ngày 16.3.1968, tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, gồm 182 phụ nữ, 60 cụ già, 173 trẻ em và 89 trung niên. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể.

© Ảnh : SGGPNghi lễ được tổ chức đơn giản, nhanh chóng và thành kính trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Thảm sát Sơn Mỹ: Tội ác chiến tranh và ký ức lấy xác người thân chắn đạn lính Mỹ - Sputnik Việt Nam
Nghi lễ được tổ chức đơn giản, nhanh chóng và thành kính trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

Sau sự kiện Tết Mậu Thân đầu năm 1968, tình báo Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 thuộc Mặt Trận Giải phóng miền Nam đang lui về ẩn náu tại làng Mỹ Lai. Địa danh này được đánh dấu trên bản đồ quân sự là “Pinkville”(làng Hồng), nơi tình nghi có Việt Cộng ẩn náu. Đại úy Ernest Media, chỉ huy đại đội Charlie đã ra lệnh cho quân lính nhắm vào địa điểm này với mục tiêu “giết tất cả những gì chuyển động”.

Sau vụ thảm sát, Mỹ Sơn trở nên hoang tàn. Di chứng, di hại của cuộc chiến và vụ thảm sát đẫm máu không chỉ dừng lại ở 504 người bị giết và ra đi trong đau đớn, mà nỗi ám ảnh kinh hoàng về những tháng ngày đen tối vẫn hằn sâu trong tâm trí người dân Mỹ Lai. Tại khu Chứng tích Sơn Mỹ, có đến hơn 500 tư liệu, hiện vật, hình ảnh về vụ thảm sát Sơn Mỹ được trưng bày.

Vượt qua ám ảnh kinh hoàng của quá khứ đau thương, người dân Sơn Mỹ cùng hướng về tương lai, về cuộc sống thanh bình, no ấm. 52 năm sau, người dân Sơn Mỹ đã biến nỗi đau thành động lực xây dựng quê hương ngày càng trù phú, yên bình, đời sống kinh tế và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

© Ảnh : SGGPLãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi thắp hương tưởng niệm
Thảm sát Sơn Mỹ: Tội ác chiến tranh và ký ức lấy xác người thân chắn đạn lính Mỹ - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi thắp hương tưởng niệm

Mỹ Lai, Sơn Mỹ - từng là biểu tượng cho nỗi đau trong chiến tranh giờ đây đã trở điểm đến của hòa bình, thân thiện và hiếu khách. Theo thống kê, mỗi năm, Khu chứng tích Sơn Mỹ đón gần 100 nghìn du khách đến từ gần 100 quốc gia khác nhau. Trong số đó, có không ít những cựu binh Mỹ.

“Tôi rất buồn vì năm nay không về thăm Sơn Mỹ, nhưng tôi luôn luôn cầu nguyện cho các bạn. Mãi mãi không quên”, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam Billy Kelly đã viết trong lời nhắn cùng với 504 bông hồng được gửi về Lễ Tưởng niệm cho những người đã nằm xuống.

Dân tộc Việt Nam vị tha, vì hòa bình

Gác lại những ký ức của vụ thảm sát năm ấy, ngoài khát vọng đưa quê hương phát triển, có đời sống kinh tế- xã hội ấm no, hạnh phúc, người dân Sơn Mỹ đã vượt qua nỗi đau, mất mát to lớn để mở vòng tay bao dung tha thứ, chân tình đón tiếp những cựu binh Mỹ tìm về nơi đây như một chốn hành hương.

© Ảnh : SGGPTháp chuông này có tên Hòa Bình và nghi thức đánh chuông 5 hồi và 4 tiếng chuông gợi nhớ 504 thường dân vô tội bị sát hại
Thảm sát Sơn Mỹ: Tội ác chiến tranh và ký ức lấy xác người thân chắn đạn lính Mỹ - Sputnik Việt Nam
Tháp chuông này có tên Hòa Bình và nghi thức đánh chuông 5 hồi và 4 tiếng chuông gợi nhớ 504 thường dân vô tội bị sát hại

Giám đốc Khu Chứng tích Sơn Mỹ, ông Phạm Thành Công – cũng là một nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát Sơn Mỹ, chia sẻ về những ký ức không thể nào quên. Cha, mẹ và các anh, chị em của ông đã mãi mãi không trở về kể từ ngày 16.3.1968.

Nguyên Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân tham gia lễ tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát 50 năm trước ở Sơn Mỹ, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ

Theo Giám đốc Khu Chứng tích Sơn Mỹ, hơn nửa thế kỷ trôi qua, cuộc sống đối với ông là cuộc hành trình của lương tri. Ông Phạm Thành Công chia sẻ với báo Quảng Ngãi cho biết, mỗi ngày chứng kiến nhiều người Mỹ đến đây sám hối về những tội lỗi trong quá khứ, ông và những người dân ở Sơn Mỹ đã nguôi ngoai nỗi đau của mình.

“Quá khứ của 52 năm về trước, chúng tôi xin gác lại và luôn hướng đến tương lai là hòa bình, ổn định. Và chúng tôi cũng mong muốn không chỉ Việt Nam mà cả  trên thế giới, đừng để xảy ra chiến tranh nữa”, ông Phạm Thành Công bày tỏ.

Người dân Sơn Mỹ cũng vẹn nguyên tấm lòng vị tha bao dung với nỗi đau quá khứ, họ vẫn rộng vòng tay chào đón cựu binh Mỹ, những du khách quốc tế đến thăm và tìm hiểu về chứng tích lịch sử này.

“Chúng tôi luôn đón tiếp họ với tấm lòng thiện chí, hòa bình, bỏ qua những chuyện trong quá khứ. Nhân dân ở đây mong muốn rằng không có sự việc gì trên thế giới xảy ra như sự việc ở Sơn Mỹ vào ngày 16.3.1968 nữa”, ông Lê Thành Tâm, thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi tâm sự.

Vụ thảm sát Sơn Mỹ (Mỹ Lai)

Theo tư liệu, sáng ngày 16.3.1968, sau một đợt công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ bộ vào làng Sơn Mỹ.

Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng nào trong làng, thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ.

Binh lính Mỹ tuân lệnh đại đội trưởng Medina. Cả đại đội bắt đầu giết chóc, “tàn sát bất cứ thứ gì động đậy”. Bản tin của quân đội Mỹ, “128 Việt Cộng đã bị tiêu diệt sau một ngày chiến đấu khốc liệt”. Tướng William Westmoreland, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại miền Nam Việt Nam, có lời khen đơn vị của ông đã “làm việc xuất sắc”.

Trong vòng 2 ngày tiếp theo, các đơn vị lính Mỹ tiếp tục việc đốt phá các làng xóm và tra tấn những người bị bắt. Cho đến nhiều tháng sau đó, những gì đã diễn ra tại Mỹ Lai vẫn được xem là một thắng lợi của quân đội Mỹ.

Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam
Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?
Vụ thảm sát Mỹ Lai có lẽ sẽ tiếp tục bị che giấu nếu không có bức thư thứ hai của Ron Ridenhour. Ridenhour, một thành viên cũ của Đại đội Charlie và biết về vụ thảm sát qua lời kể của đồng đội, vào tháng 3 năm 1969 đã gửi một lá thư trình bày chi tiết sự kiện Mỹ Lai cho tổng thống Richard M. Nixon, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Tham mưu Liên quân và một số thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ. Và phải cho tới tận tháng 11/1969, nhờ sự vào cuộc của báo chí, những mảnh sự thật đầu tiên mới được phơi bày.

Ngày 20 tháng 11, các tạp chí lớn như Time, Life và Newsweek đồng loạt đăng lên trang bìa vụ thảm sát Mỹ Lai, đài truyền hình CBS cũng phát sóng cuộc phỏng vấn với Paul Meadlo.

Tờ Plain Dealer ở Cleveland còn mạnh dạn hơn khi đăng các bức ảnh mô tả những dân thường bị giết trong vụ thảm sát. Tháng 11 năm 1969, tướng William R. Peers được chỉ định điều tra về sự kiện Mỹ Lai và các hành động che giấu của Lục quân Hoa Kỳ. Bản báo cáo cuối cùng, bản báo cáo Peers, được công bố tháng 3 năm 1970, đã chỉ trích mạnh mẽ việc các sĩ quan cấp cao che giấu vụ việc cũng như những hành động của các sĩ quan thuộc Đại đội Charlie tại làng Mỹ Lai 4.

Theo lời những nhân chứng thoát chết trong vụ thảm sát ở Mỹ Lai, có một số người may mắn sống sót nhờ được xác của những người thân che chắn khỏi những làn đạn của lính Mỹ. Ngày nay, Sơn Mỹ đã trở thành một trung tâm tư liệu về sự kiện: Khu chứng tích Sơn Mỹ, nơi lưu giữ những tư liệu về cuộc chiến, nỗi đau của những người đã ngã xuống, những người còn ở lại và ước nguyện về một cuộc sống hòa bình tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала