Theo ý tưởng thiết kế ban đầu thì tàu Kentavr sẽ là phiên bản cải tiến của tàu pháo bọc thép cỡ nhỏ, tức là chúng sẽ có khả năng đi biển nhiều hơn, nhanh hơn, đa nhiệm vụ và được trang bị bộ vũ khí cân bằng, nhưng "điều này đã không xảy ra", ông Chmut viết.
"Thời gian quý giá"
"Những chiếc tàu được sản xuất ra không hoàn hảo và có chất lượng thấp như những tàu tiền nhiệm, bản thân thiết kế tàu thì thật khủng khiếp để thực hiện chức năng đổ bộ của Thủy quân lục chiến (tôi nói điều này như một thủy quân lục chiến). Về tốc độ của tàu cũng không được như mong muốn", - chuyên gia nói.
Theo ông Chmut, đây cũng là đánh giá chung không đẹp đẽ chút nào về trình độ của toàn bộ ngành đóng tàu quân sự Ukraina. Theo ông, nhà nước chi số tiền đáng kể cho các dự án như vậy, còn hạm đội thì đã dành cho dự án này "thời gian quý giá", nhưng kết quả là tàu không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
"Ba mươi hai lính thủy đánh bộ mà tàu phải đưa tới vị trí chiến đấu đã biến tàu thành một ngôi mộ tập thể. Đoạn dốc trượt rất hẹp, mà để tới đó phải đi qua những nhiều chỗ hẹp khác, người lính có thể bị mắc kẹt quân phục hay vũ khí vì quá vướng", - tài liệu viết.
Ông Chmut nói thêm rằng phần tàu dành cho lính thủy quân lục chiến không đủ để bố trí vũ khí, vật dụng cá nhân và những loại hàng hóa quá khổ. Tàu cũng không thể đủ chỗ để chứa những người bị thương, chuyên gia quân sự cho biết.
Đi bằng"con đường của mình"
"Việc bọc thép toàn bộ phần thân tàu để chống đạn cũng là vô lý, vì điều này không giúp gì khi tàu bị tấn công bằng đạn pháo và tên lửa cỡ nhỏ, nhưng vì bọc thép toàn thân nên tàu bị hạn chế về tốc độ và khả năng cơ động. Từ thời sau Chiến tranh thế giới thứ hai người ta đã thôi không bọc thép cho toàn bộ thân tàu. <...> Còn chúng ta lại "đi theo con đường riêng của mình". Lại một lần nữa như vậy", - ông Chmut chỉ trích.
Theo chuyên gia, việc trang bị tên lửa không điều khiển S-8 cho tàu Kentavr "không logic". Ông giải thích rằng, do tầm bắn hạn chế nên dùng tên lửa này để bắn dọc bờ biển là không hiệu quả, độ chính xác của tên lửa cũng rất kém.
"Bắn từ một vị trí cố định là vô lý, bởi vì khi đó bản thân tàu sẽ trở thành một mục tiêu để tấn công. Việc bắn vào các mục tiêu trên mặt đất cũng rất đáng nghi ngờ, bởi vì tàu nhỏ thì cơ động nên khó bắn trúng, còn nếu là tàu lớn thì tên lửa không điều khiển không thể gây tổn thương nhiều, đã thế trong trường hợp tàu Kentavr còn phải tìm cách tới gần chừng hai đến ba km để khai hỏa", - ông viết.
Ông Chmut bày tỏ hy vọng rằng tàu Kentavr còn có thể được cải thiện và khuyên Hải quân nước này nên xem xét các thiết bị quân sự phương Tây làm ví dụ để noi theo.