Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng. Vì sao Bắc Kinh không bận tâm?

© REUTERS / KhamTàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đầu tháng 3, nhóm tàu chiến Mỹ do hàng không mẫu hạm «Theodore Roosevelt» dẫn đầu đã ghé thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam. Như nhận xét của nhà phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik, phản ứng của Bắc Kinh về sự kiện này là bình thản đến đáng ngạc nhiên.

Người Mỹ muốn gì

Đó không phải là lần đầu tiên có tàu sân bay Mỹ đến cảng Đà Nẵng - thành phố nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam vì chính ở đây 55 năm trước (ngày 8 tháng 3 năm 1965) thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ ồ ạt, mở đầu cuộc leo thang xâm lược của đế quốc Mỹ chống nhân dân Việt Nam. Hai năm trước, cũng vào tháng 3, Đà Nẵng từng đón một tàu sân bay Mỹ khác - «Carl Vinson» - ghé thăm. Khi đó, xung quanh chuyến thăm này đã có nhiều ồn ào trên báo chí. Tất nhiên rồi, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, có đại chiến hạm Mỹ lớn như vậy tiến vào hải cảng Việt Nam, và sự kiện này được coi là có ý nghĩa khép lại quá khứ, cho thấy cả Hà Nội lẫn Washington đều hướng tới duy trì hình thái quan hệ mới.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
"Tàu sân bay Mỹ "Carl Vinson" thăm Đà Nẵng là sự kiện bình thường với quốc phòng Việt Nam"
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đánh giá sự xuất hiện của tàu sân bay «Theodore Roosevelt» ở Đà Nẵng như sau: «Những chuyến thăm như vậy không chỉ tăng cường quan hệ đối tác của Hoa Kỳ với Việt Nam, mà còn tiếp tục đảm bảo hòa bình, ổn định và thương mại tự do trên toàn khu vực».

Những ngôn từ rất ngoại giao. Viên chỉ huy Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương (USPACOM) là Philip Davidson thì thẳng thắn trực tiếp hơn. Trao đổi với báo chí, ông này lưu ý đến tầm quan trọng ngày càng tăng từ sự ủng hộ của Việt Nam dành cho những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hạn chế yêu sách tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền với phần lớn Biển Đông. Theo lời viên Đô đốc Mỹ, Việt Nam ủng hộ chiến dịch của Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tự do hàng hải trên Thái Bình Dương.

Tại sao Bắc Kinh bình thản hơn bao giờ hết?

Bắc Kinh thường có phản ứng tiêu cực với hoạt tính quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông. Quả thật là phần lớn bằng những phát ngôn gay gắt trên các trang báo. Lần này, Bắc Kinh không trút giận vào hàng không mẫu hạm Mỹ. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc (ví dụ, Global Times-Thời báo Hoàn cầu đã phát biểu trên tinh thần chấp nhận thực tế và tự tin vào sự bền chắc của quan hệ Trung-Việt. Lý Hải Đông từ Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc đã có bài viết trên báo này về hiện diện của «Theodore Roosevelt» ở cảng Đà Nẵng:

«Chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam khó có thể làm thay đổi chính sách hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc. Tính đến sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực, bên thứ ba dừng mong gây ảnh hưởng đến quan hệ ổn định chung giữa Bắc Kinh và Hà Nội».

Còn cổng thông tin quân sự Trung Quốc China Military Online thì coi «hoạt tính liên hệ quân sự Mỹ-Việt là hiện tượng bình thường».

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng

Tại sao lần này chính quyền Bắc Kinh có phản ứng «bình tĩnh» lạ đến như vậy với hiện diện quân sự của Mỹ ở ngoài khơi Biển Đông? Có thể giả định rằng, một mặt, đây là lời nhắc nhở Việt Nam về những tài liệu đã ký giữa Hà Nội và Bắc Kinh, cho thấy rằng ngày nay giữa hai nước là quan hệ đối tác mức cao nhất được gọi là «Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện». Trong khi đó với Hoa Kỳ thì quan hệ của Việt Nam được xác định là «quan hệ đối tác toàn diện». Theo nhận định của chuyên gia Derek Grossman từ Trung tâm đầu não RAND của Mỹ, đây là dạng quan hệ song phương ở mức thấp hơn.

Trên trang «Thời báo Hoàn cầu», các tác giả Trung Hoa cũng nhắc nhở người Việt: «Hoa Kỳ và Việt Nam có hệ tư tưởng hoàn toàn khác nhau, hai nước có rất nhiều tranh cãi về nhân quyền, dân chủ và tự do».

Việc thiếu vắng những chỉ trích gay gắt nhắm vào Hoa Kỳ trong tương quan sự kiện hàng không mẫu hạm ghé thăm Đà Nẵng cũng có thể được coi là tín hiệu cho Washington, rằng dường như trên thực tế người Trung Quốc không muốn tranh chấp mà muốn hợp tác, nhưng vẫn hiện hữu nhiều tranh cãi, cùng với những mắc mớ tồn đọng giờ đây còn thêm cả vấn đề nguồn gốc dịch bệnh coronavirus. Cả thế giới đang chứng kiến cuộc cãi vã tay đôi của Washington và Bắc Kinh, đổ lỗi cho nhau về sự phát sinh COVID-19. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của hàng không mẫu hạm chỉ là chuyện vặt.

Mà cũng có thể tất cả những giả định trên chỉ là tưởng tượng, - quan sát viên Piotr Tsvetov viết. Và tất cả các nước đang nỗ lực chỉ để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực vì lợi ích của các dân tộc, đấu tranh chống những kẻ thù chung như khủng bố xuyên biên giới, buôn bán ma túy và cuối cùng là coronavirus.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала