Quân đội Mỹ phát triển pháo binh tầm xa để làm gì

© Ảnh : STEVE CZYZPháo tự hành M109A6 Paladin.
Pháo tự hành M109A6 Paladin. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào đầu tháng 3, Hoa Kỳ đã thử nghiệm pháo tự hành đầy triển vọng XM1299 ERCA (Extended Range Cannon Artillery). Khẩu pháo đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách rất ấn tượng 65 km. Quân đội Hoa Kỳ đang có kế hoạch bắt đầu trang bị loại pháo này vào năm 2023.

Tại sao quân đội Mỹ đang phát triển thế hệ pháo tự hành mới? Sau đây là bài của Sputnik về nội dụng này.

Vào cuối năm 2017, Viện nghiên cứu RAND của Mỹ đã công bố một báo cáo về khả năng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Nga. Theo các chuyên gia Mỹ, một trong những mối nguy hiểm chính đối với lực lượng mặt đất của Mỹ là pháo binh Nga. Trong cuộc xung đột vũ trang giả định, Nga có thể sử dụng rộng rãi và hiệu quả lực lượng pháo binh.

"Trong lĩnh vực này, người Nga có ưu thế so với quân đội phương Tây, - các chuyên gia RAND lưu ý. Ví dụ, một lữ đoàn của Lực lượng mặt đất Mỹ chỉ có một tiểu đoàn pháo binh. Còn các đội hình của quân đội Nga có số lượng đơn vị yểm trợ hỏa lực lớn hơn nhiều".

Các chuyên gia chỉ ra rằng, một lữ đoàn súng trường cơ giới của Nga thường có ít nhất hai sư đoàn pháo tự hành và một sư đoàn pháo tên lửa để yểm trợ hỏa lực.

© Ảnh : Public domain/ US Army, Yuma Proving GroundPháo tự hành M109A7 Paladin
Quân đội Mỹ phát triển pháo binh tầm xa để làm gì - Sputnik Việt Nam
Pháo tự hành M109A7 Paladin
"Trong trường hợp chiến đấu một chọi một, lữ đoàn Mỹ sẽ phải đối mặt với một đối thủ sở hữu số lượng lớn pháo với tầm bắn xa hơn và có khả năng sử dụng nhiều loại đạn. Ở đây, người Nga có lợi thế rõ ràng", - các nhà phân tích thừa nhận.

Trong lĩnh vực pháo binh dã chiến, Hoa Kỳ buộc phải bắt kịp những quốc gia khác. Pháo tự hành M109 được nước này sản xuất từ năm 1963. Ngay cả các phiên bản gần đây nhất của M109 cũng không phải là mẫu pháo tốt nhất về tầm bắn và tốc độ bắn. Hệ thống nạp đạn tự động cho phiên bản sửa đổi mới nhất của pháo tự hành M109A7 (năm 2012) cho phép tăng tốc độ bắn lên tới 6 phát / phút, và tầm bắn xa nhất của đạn phản lực cũng chỉ vào khoảng 30 km.

So sánh với các pháo tự hành tương tự (dữ liệu được lấy từ các nguồn mở)

Pháo tự hành Msta-S của Nga bắn tới 10 quả đạn trong cùng khoảng thời gian (với tầm bắn tối đa của đạn phản lực - 29 km, đạn thông thường - 24,7 km).

Pháo tự hành Koalitsiya-SV của Nga - hơn 10 quả đạn (với tầm bắn 70-80 km khi sử dụng đạn dẫn đường chính xác và tầm bắn 40 km với các loại đạn thông thường).

Pháo tự hàng PzH 2000 của Đức cũng 10 quả đạn (với tầm bắn 40 km khi sử dụng đạn pháo tăng tầm).

CC0 / Gerben van Es/Ministerie van Defensie / Pháo tự hành PzH 2000
Quân đội Mỹ phát triển pháo binh tầm xa để làm gì - Sputnik Việt Nam
Pháo tự hành PzH 2000

Pháo tự hành AS-90 Braveheart của Vương quốc Anh - 6 quả đạn (với tầm bắn 30 km).

CC BY-SA 3.0 / Bthebest / AS-90 Howitzer of the British ArmyPháo tự hành AS-90
Quân đội Mỹ phát triển pháo binh tầm xa để làm gì - Sputnik Việt Nam
Pháo tự hành AS-90

Pháo tự hành PLZ-05 - 8 của Trung Quốc (tầm bắn tối đa 53 km khi sử dụng đạn pháo tăng tầm, và 39 km khi sử dụng đạn pháo thông thường).

© Ảnh : Public domain/Max SmithPháo tự hành PLZ-05
Quân đội Mỹ phát triển pháo binh tầm xa để làm gì - Sputnik Việt Nam
Pháo tự hành PLZ-05

Pháo tự hành K9 Thunder của Hàn Quốc - 6-8 quả đạn (tầm bắn tối đa 40 km khi sử dụng đạn pháo tăng tầm).

Đối thủ chính là pháo tự hành Koalitsiya của Nga

Vào cuối những năm 1980, các chuyên gia của General Dynamics đã bắt đầu phát triển pháo tự hành XM2001 đầy hứa hẹn. Các cuộc thử nghiệm đầu tiên đã được thực hiện vào năm 1999. Khẩu pháo mới hóa ra rất ghê gớm: hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn – 10 phát / phút, tầm bắn đạn dẫn đường Excalibur - 57 km.

© Sputnik / Evgeniy Biyatov / Chuyển đến kho ảnhPhần tổ hợp pháo liên hoàn hiện đại nhất "Koalitsiya-SV" và bức kích pháo tự hành 152 mm "MSTA-S"
Quân đội Mỹ phát triển pháo binh tầm xa để làm gì - Sputnik Việt Nam
Phần tổ hợp pháo liên hoàn hiện đại nhất "Koalitsiya-SV" và bức kích pháo tự hành 152 mm "MSTA-S"

Tuy nhiên, vào năm 2002, dự án đã bị dừng do chi phí quá cao: 25 triệu USD mỗi khẩu pháo. Mỹ cũng đã phát triển một dự án khác - XM1203 NLOS Cannon. Khác với M109, khẩu pháo này có trọng lượng chiến đấu thấp hơn nhiều - 18 tấn so với 32 tấn của XM2001. Nhưng, vào năm 2009, Lầu Năm Góc cũng từ chối phương tiện chiến đấu này. Tuy nhiên, những kinh nghiệm thu lượm được trong quá trình phát triển XM2001 và XM1203 không phải là vô ích.

Người Mỹ đã lựa chọn một phương án khá rẻ tiền, sử dụng khung gầm của pháo tự hành M109A7 trên pháo XM907 cỡ 155mm đầy hứa hẹn để chế tạo một lô thử nghiệm gồm 18 khẩu pháo với tên định danh là XM1299.

Pháo tự hành Koalitsiya-SV thuộc đơn vị cơ giới đóng quân tại Moskva  - Sputnik Việt Nam
Đã sản xuất xong lô thử nghiệm đầu tiên của pháo tự hành "Koalitsiya-SV"

Và đây, vào đầu tháng 3, tại bãi thử Yuma ở bang Arizona đã tiến hành cuộc thử nghiệm của pháo tự hành đầy hứa hẹn.

Cổng thông tin defensenews.com cho biết rằng, khẩu pháo đã bắn đạn có điều khiển Excalibur và đạn pháo tăng tầm kiểu phản lực XM1113. Cả hai loại đạn đều bắn trúng mục tiêu. Tác giả bài báo Jen Judson nhấn mạnh, cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng pháo tự hành có tầm bắn khoảng 40 dặm (khoảng 65 km).

Trong các nguồn mở chưa có nhiều thông tin về hệ thống pháo XM1299. Được biết, pháo tự hành sẽ được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới, nó sẽ có thể hoạt động trong điều kiện bị can nhiễu điện tử. Nhờ hệ thống nạp đạn tự động, khẩu pháo có tốc độ bắn tới 10 phát / phút. Theo các chuyên gia Mỹ, XM1299 sẽ có thể cạnh tranh với các khẩu pháo tương tự của đối phương.

© Ảnh : Public domainXM2001 Crusader
Quân đội Mỹ phát triển pháo binh tầm xa để làm gì - Sputnik Việt Nam
XM2001 Crusader

Vẫn còn khó để so sánh khẩu pháo tự hành này với pháo Koalitsiya-SV của Nga vì hiện nay vẫn còn thiếu thông tin về cả hai hệ thống này. Kích cỡ đạn pháo - 155mm của pháo Mỹ và 152mm của pháo Nga - là tương đương nhau. Cỡ nòng pháo - 58 calibers của Mỹ và 52 calibers của Nga. Tầm bắn tối đa được tuyên bố của Koalitsiya - SV là 70-80 km so với 65 km của XM1299.

Lắp ráp BMD-4M - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Mỹ “soi” pháo tự hành mới “Lotos” của Nga

Tốc độ bắn của pháo tự hành Nga, theo các nhà phát triển, là hơn 10 phát / phút. Ngoài ra, Koalitsiya -SV được trang bị động cơ mạnh hơn - 1000 mã lực so với 600 mã lực của pháo tự hành Mỹ.

"Pháo tầm xa chiến lược"

Song song với chương trình XM1299, các chuyên gia Mỹ đang phát triển "siêu pháo tầm xa chiến lược" với tầm bắn cực xa 1.000 hải lý (1.852 km). Tướng Mỹ John Rafferty giải thích với các phóng viên rằng, nguyên mẫu pháo mới vượt qua “ngưỡng công nghệ lớn” để đạt tầm bắn ấn tượng. Và ông ám chỉ rằng, vũ khí mới của Mỹ sẽ chĩa mũi nhọn vào Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, khẩu pháo như vậy cũng chưa chắc sẽ được tạo ra. Pháo binh "cổ điển" không thể đạt được tầm bắn 1.000 hải lý - điều này trái với quy luật vật lý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала