Xuất khẩu gạo: Thủ tướng yêu cầu thanh tra đột xuất, Bộ Công an điều tra

© Ảnh : Công Mạo-TTXVNNguồn gạo cho cây "ATM gạo" miễn phí này do gia đình và bạn bè thân quen của anh Lê Hải Tùng cung cấp và sẽ duy trì ít nhất trong vòng một năm để có thể giúp đỡ được nhiều người nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang.
Nguồn gạo cho cây ATM gạo miễn phí này do gia đình và bạn bè thân quen của anh Lê Hải Tùng cung cấp và sẽ duy trì ít nhất trong vòng một năm để có thể giúp đỡ được nhiều người nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan vụ mở tờ khai hải quan lúc nửa đêm và những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh trong việc xuất khẩu gạo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất làm rõ việc có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực.

Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ những tiêu cực trong công tác quản lý hoạt động hải quan, xuất khẩu gạo. Bộ tưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Tô Lâm tham gia điều tra xác minh những thông tin tiêu cực liên quan lùm xùm xuất khẩu gạo.

Vì lo ngại dịch bệnh Covid-19 và vấn đề an ninh lương thực, điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, hầu hết các chuyên gia cho rằng, để thuận lợi, nên tăng tính cạnh tranh, bỏ cơ chế xin cho, vận hành theo đúng quy luật của thị trường. 

Thủ tướng yêu cầu thanh tra đột xuất việc xuất khẩu gạo

Ngày 20/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ và Bộ Công thương về hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua.

Gạo được phát miễn phí tại cổng trường và Trung tâm Văn hoá quận Hai Bà Trưng. - Sputnik Việt Nam
Cạnh tranh chưa lành mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam: Phó Thủ tướng chỉ đạo

Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua theo nghị định 107/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, theo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng cũng yêu cầu thanh tra việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng tại Văn bản số 121 ngày 23/3 và văn bản số 2827 ngày 10/4 của Văn phòng Chính phủ.

“Làm rõ thông tin báo chí phản ánh về việc công khai, minh bạch liên quan đến việc làm thủ tục hải quan và việc đăng ký mở tờ khai hải quan khi xuất khẩu gạo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2020”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
“Việc xuất khẩu gạo diễn ra bình thường theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong thời gian tới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công an điều tra sai phạm trong xuất khẩu gạo

Ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng đã ký công văn số 4763 đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm về việc điều tra, xác minh thông tin tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo vừa qua.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh.  - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, việc tạm dừng xuất khẩu gạo là thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 ngày 23 tháng 3, trong đó có chỉ đạo cụ thể Tổng Cục Hải quan tạm dừng mở tờ khai Hải quan điện tử xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3.

Ngày 10 tháng 4, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh có ban hành Quyết định số 1106 về việc công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020, trong đó có quy định về nguyên tắc quản lý hạn ngạch (400.000 tấn).

Theo đó, thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước, số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.

Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn (tờ khai hải quan có số lượng vượt quá mốc 400.000 tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan).

Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.

“Quyết định số 1106/QĐ-BCT có hiệu lực kể từ 0 giờ ngày 11/4/2020 nhưng tại thời điểm này, Tổng cục Hải quan chưa nhận được bản chính thức từ Bộ Công Thương, đến 9giờ30 sáng ngày 11/4/2020 mới nhận được bản chụp do Bộ Công Thương gửi qua thư điện tử. Ngày 13/4/2020, Tổng cục Hải quan mới nhận được bản chính thức”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ trong văn bản gửi Bộ Công an.
© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp.
Xuất khẩu gạo: Thủ tướng yêu cầu thanh tra đột xuất, Bộ Công an điều tra - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp.

Căn cứ nguyên tắc quản lý hạn ngạch quy định tại Quyết định số 1106 của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan tiến hành thiết lập các chỉ tiêu thông tin trên hệ thống VNACCS để tự động theo dõi trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được phép xuất khẩu và áp dụng từ 0 giờ ngày 12/4, không có sự can thiệp của công chức hải quan.

“Việc trừ lùi sẽ được Hệ thống tự động thực hiện ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến Hệ thống theo nguyên tắc tờ khai hải quan đăng ký trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước và Hệ thống sẽ tự động dừng tiếp nhận thông tin đăng ký tờ khai hải quan nếu số lượng đăng ký chạm mốc hạn ngạch được phép xuât khẩu (là 400.000 tấn), không có sự can thiệp của công chức hải quan”, Bộ Tài chính nêu rõ.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan thống kê cho biết, trong thời gian từ 0giờ đêm đến 6 giờ 15p ngày 12/4 đã có 38 doanh nghiệp đăng ký 519 tờ khai xuất khẩu, với số lượng gạo đã đăng ký tờ khai xuất khẩu 399.989,43 tấn, trong đó có 1 doanh nghiệp đã đăng ký xuất khẩu 102 tờ khai, với 96.234 tấn, hạn ngạch xuất khẩu gạo chỉ còn 10,57 tấn, vì vậy, các doanh nghiệp tiếp tục đăng ký tờ khai xuất khẩu với số lượng lớn hơn 10,57 tấn thì không được hệ thống tiếp nhận.

Bộ Tài chính tiếp tục thông tin, sau thời điểm 6giờ15 ngày 12/4/2020 đã có 2 doanh nghiệp (trong đó có 1 doanh nghiệp đã đăng ký tờ khai thời điểm trước đó) đăng ký 2 tờ khai với số lượng ít hơn 10,57 tấn thì được hệ thống tiếp nhận (15 giờ10 đăng ký xuất 9 tấn và 19giờ34 đăng ký xuất 1,2 tấn).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xem xét kỹ lưỡng việc xuất khẩu gạo

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, hiện nay đã có nhiều thông tin nghi vấn tiêu cực trong tổ chức triển khai hoạt động xuất khẩu gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và tính tổng thể các vấn đề báo chí, doanh nghiệp, mạng xã hội phản ánh dấu hiệu tiêu cực trong quản lý hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua, Bộ Tài chính đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét điều tra, xác minh làm rõ các nội dung nêu trên nhằm xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức cá nhân trong hoạt động xuất khẩu gạo cũng như xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong trường hợp đưa thông tin xuyên tạc, sai sự thật”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.

Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẩn trương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung thông tin báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp phản ánh về những nghi vấn trong việc can thiệp của công chức hải quan, cơ quan hải quan đối với việc mở tờ khai xuất khẩu gạo, xử lý nghiêm sai phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 30/4/2020 cho Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Xuất khẩu gạo: Bỏ cơ chế xin-cho, nên vận hành theo quy luật thị trường

Theo nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) TS. Đặng Kim Sơn chia sẻ, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, mọi ngành, lĩnh vực đều rất khó khăn, đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh, các hộ kinh doanh đều thu hẹp sản xuất làm cho người lao động từ nông thôn ra đều không có việc làm, người nông dân khó khăn chồng chất, thì tín hiệu tốt của thị trường lúa gạo là điểm sáng quý giá, cần phải tận dụng ngay để giúp nông dân vượt qua khó khăn hiện nay và gượng dậy sau dịch bệnh.

Gạo Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Có hay không việc bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo sau một ngày?

TS. Đặng Kim Sơn nhấn mạnh, tại thời điểm này, việc Chính phủ đặt ra những lo ngại về an ninh lương thực là vô cùng cần thiết. Nhưng sự thay đổi quá đột ngột trong điều hành xuất khẩu gạo của các bộ ngành đã tạo ra cơn sóng trong ngành lúa gạo những ngày vừa qua.

“Rõ ràng, khi có tình huống đột biến, phức tạp, phải đặt ra vấn đề kiểm soát và trong tình huống này kiểm soát là đúng. Nhưng theo tôi, tốt nhất là không xin - cho, hãy để hạt gạo tự vận hành theo cơ chế thị trường”, TTXVN dẫn lời TS Đặng Kim Sơn cho biết.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, với sản xuất nông nghiệp Việt Nam, các vụ lúa nối tiếp nhau trong cả nước. Năm nay, sản lượng vụ đông xuân thu hoạch bằng hoặc hơn năm trước, tín hiệu thị trường hiện nay rất thuận lợi, chắc chắn nông dân sẽ tăng diện tích hè thu sớm, giúp tăng thêm nguồn cung lúa gạo cả năm.

“Nếu thủ tục thông thoáng thì lượng gạo dư ra để xuất khẩu chắc sẽ cao hơn 6 triệu tấn của năm ngoái. Hoàn toàn không có lý do gì lo ngại về an ninh lương thực”, TS Đặng Kim Sơn cho biết.

Thực tế ngay từ khi bắt đầu đổi mới và Việt Nam xuất khẩu gạo, đã xuất hiện rất nhiều lo ngại rằng xuất khẩu sẽ làm tăng giá gạo trong nước, làm mất an ninh lương thực. Tuy nhiên, cho đến những năm 2000, những lý do tưởng như rất chính đáng đó đã trở thành căn cứ để đặt ra hạn ngạch xuất khẩu gạo, để nhiệm vụ xuất khẩu gạo chủ yếu giao cho các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước kiểm soát rất ngặt nghèo.

Nhưng theo vị chuyên gia, thực tế cho thấy bên cạnh nảy sinh tiêu cực trong quản lý, một số doanh nghiệp được hưởng lợi ích trực tiếp từ quản lý xuất khẩu kiểu đó đã không nâng được hiệu quả kinh doanh, không đầu tư cho nông dân xây dựng vùng nguyên liệu.

“An ninh lương thực được đảm bảo chủ yếu không phải bằng các biện pháp giới hạn xuất khẩu mà phải bằng thúc đẩy sản xuất. Càng mở cửa xuất khẩu gạo thì nông dân càng gia tăng sản xuất, giá gạo càng ổn định, đời sống nông dân càng được nâng cao, kể cả người nghèo. Càng xuất khẩu gạo tốt thì sản xuất lương thực càng tăng lên”, TS. Đặng Kim Sơn cho biết.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), nếu có những lo lắng về chỉ số lạm phát đột biến giá, khó khăn cho người nghèo không tiếp cận được lúa gạo thì chúng ta phải dùng biện pháp khác để bổ sung cho nguồn cung chứ không nên làm nhiễu loạn thị trường, làm ảnh hưởng đến động lực sản xuất đã chảy suốt 10 năm nay của ngành hàng lúa gạo.

Điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có vấn đề?

Xuất khẩu gạo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo
TS. Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách thì nhận định, điều hành xuất khẩu gạo của chúng ta những ngày vừa qua là quá vội vã, khiến cho nhiều doanh nghiệp bị động, bất ngờ.

“Việc chúng ta lo lắng cho an ninh lương thực, gạo có thể bị xuất khẩu nhiều và đẩy giá trong nước lên, là lo lắng đúng. Tuy nhiên, để điều tiết trước thị trường như thế này thì nên có chính sách phù hợp hơn, phải vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng phản ứng và dự báo được tương lai về mặt chính sách cũng như thị trường”, TS Nguyễn Đức Thành nêu quan điểm.

Theo vị chuyên gia, vì lo ngại dịch bệnh nên các nước nhập khẩu gạo, không có khả năng sản xuất lúa, gạo sẽ tăng nhập khẩu. Việt Nam cần coi đây là một cơ hội nhưng đồng thời cũng cần tỉnh táo và thận trọng.

Theo TS. Thành, lãnh đạo nhiều nước cũng rất lo lắng về việc mất an ninh lương thực hay giá cả bị đẩy lên cao.

“Nhưng trong bối cảnh đó thì chúng ta vốn là một nước có thặng dư về sản xuất lúa gạo, và đồng thời các vụ lúa của chúng ta cũng ngày càng tiến lên, chúng ta hoàn toàn có thể có được chính sách bình tĩnh, phù hợp với điều kiện vẫn xuất khẩu gạo. Nhưng cần xem xét nên xuất với một lượng như thế nào để không cho đảo lộn thị trường trong nước”, TS. Nguyễn Đức Thành cho biết.

Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020 sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế SRP trên cánh đồng Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 5B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo vì Covid-19
Đặc biệt, TS. Thành đề xuất nên đánh thuế xuất khẩu gạo. Theo vị chuyên gia, việc đánh thuế xuất khẩu gạo sẽ giúp tạo ra giá ở thị trường trong nước thấp hơn giá thế giới, và sự chênh lệch ấy bằng đúng với các khoản thuế xuất khẩu đánh vào như vậy sẽ đạt được các mục tiêu- làm cho giá gạo trong nước thấp hơn giá thế giới để bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam. Đồng thời lại giúp cho các doanh nghiệp tính toán được và không bị cản trở bởi số liệu nào.

“Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ tính toán là có nên xuất khẩu không, hay là bán cho Cục dự trữ, bán cho người dân ở trong nước. Đồng thời, nhờ việc xuất khẩu thì tiền thuế thu được sẽ vào thẳng Ngân sách Nhà nước, rất minh bạch”, TS. Nguyễn Đức Thành khẳng định.

Cũng đề xuất giải pháp, TS. Đặng Kim Sơn nhận định rằng, ở các quốc gia phát triển xuất khẩu thành công, cách tốt nhất để quản lý phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu không phải là nhiệm vụ của vài bộ ngành liên quan, càng không phải là một vài cục, vụ trực tiếp điều hành, tham mưu cho chính phủ, cũng không phải là những nhóm công tác liên ngành mà phải hình thành các “hội đồng ngành hàng”. Đây được hiểu là một tổ chức liên kết công tư có tất cả các thành phần trong chuỗi giá trị tham gia.

“Tổ chức này kiểm soát các hoạt động đầu tư, phát triển, thị trường của ngành hàng cho quốc gia như quy hoạch, thu hút, bố trí đầu tư, cân đối xuất nhập khẩu và cả các dịch vụ như phát triển khoa học công nghệ, cho vay... Đây là cách Brazil quản lý cà phê, Malaysia quản lý cọ dầu, Thái Lan quản lý mía đường... rất thành công”, TS. Đặng Kim Sơn đề xuất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала