Người Trung Quốc bị kỳ thị
Mới đây, tại thành phố Chiang Mai của Thái Lan, một chủ nhà hàng đã treo tấm biển trước cửa với nội dung: “Xin lỗi, chúng tôi không tiếp đón khách Trung Quốc”. Những thông báo tương tự xuất hiện ở nhiều thành phố khác của châu Âu và châu Á. Chủ nhà hàng bánh trà cổ truyền Trung Quốc ở thành phố Medan trên đảo Sumatra (Indonesia) phàn nàn rằng, sau khi bùng phát dịch COVID - 19, mạng xã hội Indonesia lan truyền kêu gọi trục xuất công nhân Trung Quốc khỏi Indonesia và những tuyên bố khác chống Trung Quốc. Ở những quốc gia khác cũng ghi nhận nhiều vụ người Trung Quốc bị đánh đập.
Khi COVID-19 ngày càng lây lan nhanh chóng ra toàn cầu, thì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại lại công khai ở khắp nơi trên thế giới. Người châu Âu bắt đầu né tránh không chỉ người Trung Quốc, mà còn tất cả những người có mái tóc đen, người da màu và người với kiểu mắt Á Đông. Trong số những người bị kỳ thị có cả một số người Việt Nam.
Nguồn gốc của chủ nghĩa bài Trung là sâu hơn nhiều
Rõ ràng, tất cả các dân tộc của tất cả các quốc gia đều bị thiệt hại do COVID - 19. Bệnh nhiễm trùng gây tử vong mà nguồn gốc vẫn chưa rõ đã gây sự sợ hãi. Các biện pháp hạn chế di chuyển và giao tiếp cũng không đáng phấn khởi. Các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, do đó rất nhiều người dân thường có thể mất việc làm. Nhưng, làm thế nào có thể đổ lỗi cho những người Trung Quốc vì tất cả điều này? Nhiều người Trung Quốc chết vì COVID - 19 cũng như đại diện của bất kỳ quốc gia nào khác. Và không thể nói rằng, họ cố tình để cho virus lây lan ở bất cứ đâu, kể cả ở Indonesia.
Chủ nghĩa bài Hoa nên được xem xét trong khuôn khổ thái độ truyền thống của người Indonesia, giống như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, đối với người Trung Quốc. Những người Hoa giàu có và thành đạt chiếm các vị trí quan trọng trong thương mại và các hoạt động kinh doanh khác tại các nước châu Á luôn trông giống như những kẻ bóc lột và “thổ hào” trong mắt người bình thường ở Indonesia hay ở Thái Lan.
Ngoài ra, nhiều người còn nhớ rằng, những người Cộng sản Trung Quốc, do Mao Trạch Đông lãnh đạo, muốn áp đặt lên các dân tộc châu Á trong những năm 1960. Mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở Indonesia đều đi kèm với những vụ đập phá khu phố Tàu. Vào giữa những năm 1960, dưới thời Tổng thống Suharto, người Indonesia gốc Hoa là mục tiêu đàn áp - 500 nghìn người đã bị giết hại, các trường học giảng dạy bằng tiếng Trung đã bị đóng cửa.
Năm 1998, một cuộc khủng hoảng mới đã nổ ra ở Indonesia, kết quả là Suharto buộc phải từ chức, nhưng đã có hơn một nghìn người Hoa thiệt mạng trong bạo lực bài Trung Quốc.
Hôm nay tại Indonesia, một số chuyên gia đang tự hỏi liệu COVID-19 có thể được sử dụng để buộc Tổng thống Joko Widodo giảm quan hệ với Trung Quốc, liệu các thế cực Hồi giáo cực đoan có thể sử dụng chủ nhgĩa bài Hoa thể hiện trong đại dịch coronavirus để gây ra những hành động khủng bố chống lại các chuyên gia Trung Quốc đang làm việc tại Indonesia. Về mặt này, họ nhắc nhở rằng, một năm trước tại thành phố Banten ở Java, các thành viên của tổ chức Jamaah Ansharut Daulah (JAD) đã tấn công vào các công nhân Trung Quốc. Khi đó, họ muốn "trả thù" chính phủ Trung Quốc vì các hành động chống lại những người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Và bây giờ, nguyên nhân dẫn tới bạo lực có thể là thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 có liên quan đến Trung Quốc.
Không phải là thời điểm thuận lợi để đả kích nhau
Sự thù địch giữa các dân tộc không phải là cố vấn tốt nhất để trợ giúp giải quyết các vấn đề phức tạp. Ngày nay, nhiệm vụ quan trọng nhất là đánh bại COVID - 19 trên toàn thế giới. Và chủ nghĩa bài Trung Quốc buộc những người Hoa ở các quốc gia khác nhau phải trốn tránh, tránh giao tiếp với bác sĩ (vì có thể bị nghi mắc căn bệnh này!), nói chung, phải hành xử sai, không thực hiện những biện pháp cấp bách phòng chống bệnh này.
Và tất cả chúng ta phải nhớ rõ, các chuyên gia đã xác định rằng, COVID - 19 không phân biệt biên giới và quốc tịch, đây là một kẻ thù chung.